Trẻ chậm nói có nghĩa là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường. Có nhiều bậc cha mẹ chủ quan không chú ý nhưng có nhiều gia đình lại lo lắng quá mức. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì? Và tìm ra giải pháp khắc phục qua bài viết dưới đây nhé!
“Bật mí” nguyên nhân trẻ chậm nói khiến ai cũng bất ngờ
Bé chậm nói có rất nhiều nguyên nhân, nhưng để tìm ra được nguyên nhân cụ thể thì cần cả một quá trình. Có thể bắt nguồn từ bệnh lý nào đó gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ và rối loạn phát triển gây nên.
Trẻ em chậm nói do khả năng nghe kém
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói đó là khả năng nghe của trẻ không được tốt. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ loại bỏ những nguyên nhân cơ bản và nghi ngờ trẻ em chậm nói do khả năng nghe của trẻ.
Trẻ gặp vấn đề về thính lực cũng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm nói. Bên cạnh đó, những bệnh lý về tai như viêm nhiễm tai mãn tính cũng khiến thính giác của trẻ gặp vấn đề. Việc này kéo theo lời nói của trẻ bị bóp méo, nói ngọng, nói lịu… lâu dần khiến trẻ chậm hình thành ngôn ngữ nói.
Cho trẻ tiếp xúc tivi và điện thoại từ sớm
Khi thấy trẻ quấy khóc, lười ăn, cha mẹ thường nghĩ ngay đến biện pháp đó là cho con xem tivi, điện thoại. Thậm chí có những gia đình, thay vì trò chuyện với con thì mỗi người lại chọn ngồi ôm một chiếc điện thoại.
Chính vì những điều này đã khiến tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, gia tăng xu hướng bạo lực, ích kỷ… ở trẻ. Một vấn đề nữa khiến chậm nói ở trẻ đó là tình trạng các bậc cha mẹ quá nuông chiều con, trẻ thích gì được nấy.
Lâu dần, trẻ sẽ hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng, ngại chia sẻ, lắng nghe quan điểm của người khác, không quan tâm đến cảm xúc của mọi người xung quanh. Hậu quả của những việc này đó là trẻ chỉ thích sống theo ý mình, nên khả năng từ ngữ bị giới hạn.
Trẻ bị hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài
Một trong những sai lầm lớn của các bậc phụ huynh là quá bao bọc trẻ. Chỉ vì sợ con dễ bị tổn thương bởi những yếu tố bên ngoài mà cha mẹ đã hạn chế cho trẻ ra ngoài chơi. Thậm chí, quát mắng nếu trẻ đi chân đất, không cho trẻ học hỏi hay tìm hiểu mọi thứ ở môi trường bên ngoài. Điều này cũng hạn chế ngôn ngữ ở trẻ, cũng như quá trình trau đồi kiến thức của trẻ sẽ bị thu hẹp.
>>> Tham khảo dấu hiệu trẻ chậm nói.
Bé chậm nói do tự kỷ
Như chúng ta đã biết, tự kỷ là một trong những rối loạn thần kinh và phát triển ngay từ những ngày đầu đời của trẻ. Một trong những dấu hiệu điển hình dễ nhận biết ở trẻ tự kỷ đó là chậm nói. Tuy nhiên, không phải bé chậm nói nào cũng bị tự kỷ, nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Đối với trẻ chậm nói do mắc chứng tự kỷ, việc can thiệp sẽ khó khăn hơn bởi đây là trường hợp đặc biệt, rất khó tiếp cận trẻ nếu không làm quen hoặc không có đủ chuyên môn nhất định. Ngoài ra, con chậm nói do mắc chứng tự kỷ còn có thể kèm theo những biểu hiện hành vi quá mức của chứng tăng động giảm chú ý.
Trẻ sinh thiếu tháng
Không có chứng minh nào cho thấy việc trẻ sinh thiếu tháng sẽ bị chậm nói. Tuy nhiên, cũng không thể ngoại trừ nguyên nhân này hoàn toàn bởi trên thực tế, việc trẻ sinh non thường có hệ miễn dịch kém, các cơ quan chưa hoàn thiện đầy đủ.
Cú shock tâm lý khiến bé chậm nói
Trẻ em được biết là đối tượng nhạy cảm với những yếu tố xung quanh tác động đến. Điển hình như môi trường sống, tình cảm gia đình (bố mẹ ly hôn, thường xuyên gây ra tranh cãi, xung đột…) đều có thể gây ra những cú shock tâm lý cho trẻ. Về lâu dài sẽ có xu hướng sống khép mình không muốn giao tiếp và bày tỏ nhu cầu của bản thân với mọi người. Chính việc này đã dẫn đến vốn từ vựng của trẻ ít đi và thiếu hiểu biết về thế giới xung quanh.
9 phương pháp dạy trẻ chậm nói cha mẹ “tuyệt đối” không được bỏ qua
Cũng giống với nhiều việc khác, trẻ phát triển khả năng nói là sự tổng hợp khả năng bẩm sinh và quá trình nuôi dạy của cha mẹ. Dưới đây là 7 lời khuyên khi dạy trẻ chậm nói mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
Chủ động nói chuyện với trẻ nhiều hơn
Việc chủ động nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi là cách tốt nhất để cải thiện khả năng nói của trẻ. Đối với trẻ trong giai đoạn tập nói, trong thời gian trẻ “hóng chuyện”, có thể sử dụng những âm thanh đơn giản như: ba, má, cha, mẹ… để trẻ bắt chước và nói chuyện theo.
Với trẻ lớn hơn, cần nói chuyện thật chậm, rõ từng từ để trẻ có thể bắt chước dễ dàng hơn.
Nên kết hợp với hành động tay chân, biểu cảm khuôn mặt khi trò chuyện với trẻ. Khi trẻ đáp lại, hãy tỏ ra hào hứng, khen ngợi trẻ. Còn nếu chưa hãy kiên nhẫn, lặp lại nhiều lần và khuyến khích trẻ tiếp tục tập nói.
Tuyệt đối không bắt chước nói theo giọng điệu của trẻ
Khi trẻ tập nói, thường phát âm không chuẩn, nói ngọng hoặc líu lưỡi. Vì vậy, trong quá trình dạy trẻ, người lớn cần tuyệt đối không bắt chước nói theo giọng điệu của trẻ. Bởi điều này khiến trẻ hình thành thói quen khó sửa, trẻ sẽ tiếp tục nói sai, nói ngọng nhiều lần và khó sửa.
Đọc sách – kể truyện cho trẻ
Sách chính là liều thuốc thần kỳ với trẻ chậm nói, giúp bé làm quen với từ mới, vần điệu mời và cách mà mọi người trò chuyện với nhau. Nên chọn những quyến sách có nhiều hình ảnh, màu sắc tươi sáng, phù hợp với độ tuổi của trẻ để trẻ cảm thấy thích thú hơn.
Hát cho bé nghe
Những bài hát thiếu nhi cũng là cách tốt nhất để trẻ ghi nhớ từ ngữ bởi nhịp điệu vui tươi của bài hát khiến trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Đây cũng là cách dạy trẻ chậm nói đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả.
Giải thích hành động người lớn làm cho trẻ dễ hiểu
Một trong những hành động giúp trẻ mở rộng vốn từ ngữ và giúp trẻ gắn kết từ ngữ với đồ vật với nhau đó chính là giải thích giúp trẻ hiểu hơn về hành động mà người lớn đang làm. Ví dụ như: Mẹ và con cùng mang giày đi chơi thôi nào, giày to của mẹ, còn giàu nhỏ của con…
Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề
Trẻ chậm nói có thể không giao tiếp bằng lời nói nhưng vẫn giao tiếp qua cử chỉ và điệu bộ cơ thể. Cho nên, trẻ muốn gì hãy để trẻ tự làm, việc này được rất nhiều chuyên gia khuyến khích bởi đây là cách dạy mang lại hiệu quả cao cho trẻ em chậm nói.
Tạo môi trường giúp trẻ phát huy khả năng nói
Có một môi trường lành mạnh trẻ sẽ học nói nhanh hơn. Đặc biệt, là những cuộc trò chuyện, hoạt động cùng gia đình, thầy cô và đặc biệt là các bạn đồng trang lứa. Vì thế, cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ có thể chơi và tiếp xúc với các bạn cùng lứa tuổi nhiều hơn. Việc này không những giúp trẻ trở nên bạo dạn, nhanh nhẹn mà còn tạo cho trẻ có nhiều điều kiện để phát triển ngôn ngữ hiệu quả hơn.
Trả lời bé mọi lúc mọi nơi
Cha mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy trẻ tập nói. Hãy chú ý và lắng nghe bé muốn gì và trả lời kịp thời những thắc mắc của trẻ. Khi trẻ chỉ tay vào những đồ vật gì đó, cha mẹ hãy nhanh chóng trả lời con.
Ví dụ như: Bé chỉ tay vào vào cái cốc vì bé muốn uống nước, cha mẹ hãy nhanh trí trả lời lại bé rằng: con muốn lấy cốc uống nước đúng không, mẹ sẽ lấy nước cho con nhé! Hoặc cha mẹ hãy chỉ những đồ vật xung quanh bé và đọc tên đồ vật đó ra để giúp bé nhận biết, ghi nhớ và giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
👉👉👉 Xem chi tiết: Trẻ chậm nói phải làm sao
Bổ sung Omega – 3 cho con chậm nói
Việc bổ sung Omega -3 được biết vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ. Bởi Omega -3 là acid béo tập trung cao độ cho não bộ, rất quan trọng cho chức năng não và có thể có hiệu quả để cải thiện kỹ năng tư duy. Omega -3 có thể cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp bằng mắt ở trẻ em khiếm khuyết nói apraxia , đó là đặc trưng của khó khăn và tạo các động tác cần thiết để nói.
Mặc dù không nhằm thay thế cho liệu pháp dạy nói (speech therapy), bác sĩ nhi có thể đề nghị bổ sung dầu cá kết hợp với các liệu pháp điều trị. Sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tốt hiện nay là Fitobimbi Omega Junior – Siro thảo dược chuẩn hóa châu u giúp hỗ trợ phát triển não bộ và thị giác cho trẻ, đặc biệt hỗ trợ trẻ chậm nói.
Đây là sản phẩm nhập khẩu nguyên chai từ Ý, có thành phần thiên nhiên, đã kiểm định chặt chẽ và chứng nhận an toàn khi dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Omega Junior giúp bổ sung các axit béo không no Omega 3, Omega 6 từ thực vật, mang lại hiệu quả cao trong việc tăng cường miễn dịch, phát triển não bộ và thị lực cho trẻ.
Tóm lại, khi dạy trẻ chậm nói, cha mẹ tuyệt đối không thúc ép và cũng đừng quên khuyến khích, khen ngợi trẻ. Đồng thời, cha mẹ cần kiên trì giúp trẻ thúc đẩy vốn từ ngữ cho bé một cách hiệu quả.
Cùng xem hành trình của mẹ Vân và bé Cơm các mẹ nhé
👉👉👉 Xem thêm:
Thuốc Bổ Não Cho Trẻ Chậm Nói – Có Thực Sự Hiệu Quả Như Lời Đồn
9 Phương Pháp Dạy Trẻ Tập Nói Cực Kỳ Hiệu Quả