Làm bố mẹ đã là thiên chức vô cùng khó khăn, và công việc này lại càng khó khăn hơn giữa thời điểm bão hòa thông tin trên khắp báo chí, mạng xã hội rồi cả những hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm. Đâu đâu cũng thấy khuyên bố mẹ nên bổ sung cái này, thêm cái kia cho con phát diện toàn diện nhất. Mà điển hình nhất phải kể đến việc bổ sung DHA cho con. Liệu bố mẹ có thực sự biết khi nào nên bổ sung DHA cho trẻ, bổ sung lượng như nào mới đúng rồi những điều cần chú ý khi bổ sung DHA cho trẻ là gì?
DHA là gì?
DHA là từ viết tắt của danh xưng khoa học Docosa Hexaenoic Acid, một loại axit béo không no thuộc nhóm omega-3. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí não cũng như thị lực của trẻ.
Hầu hết DHA được tổng hợp thông qua quá trình hấp thụ thực phẩm giàu axit béo omega-3 như sữa, lòng đỏ trứng gà, các loài cá nước lạnh, các loại hạt… và các nhóm thực phẩm bổ sung chức năng chứa omega-3.
Tại sao nên bổ sung DHA cho trẻ nhỏ?
Chẳng phải tự nhiên mà DHA được coi là chìa khóa vàng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra DHA chiếm tới 20% cấu tạo của não, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển tế bào não, kích thích sự mở rộng của các dây thần kinh sọ não.
Do đó những trẻ được cung cấp đầy đủ DHA ngay từ trong những ngày tháng đầu thai kỳ thường có chỉ số IQ cũng như khả năng xử lý vấn đề, phân tích tình huống tốt hơn hẳn những em bé khác.
Hơn nữa, DHA còn đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển thị lực của trẻ, hỗ trợ chức năng xử lý, tiếp nhận hình ảnh của trẻ.
Đặc biệt, với khả năng chống viêm hiệu quả, DHA góp phần giảm thiểu nguy cơ bé mắc các bệnh mãn tính khi lớn lên.
Khi nào nên bổ sung dha cho trẻ?
Nhiều bố mẹ nghĩ đơn giản rằng bổ sung DHA cho trẻ khi nào cũng được, miễn là có. Tuy nhiên đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, đôi khi còn dẫn đến những tác dụng ngược.
Trẻ cần được bổ sung DHA ngay từ khi còn trong bụng mẹ, khi các hệ cơ quan mới dần hình thành và phát triển.
Trong suốt thai kì, theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO, mẹ cần bổ sung 200mg DHA/ ngày để đảm bảo sự phát triển tối ưu nhất cho thai nhi.
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, việc bổ sung DHA giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ sẩy thai, giúp con có tiền đề vững chắc để phát triển.
Sang đến tam cá nguyệt thứ hai, khi não trẻ bắt đầu quá trình phát triển nhảy vọt, nhu cầu DHA cho thai nhi càng nhiều, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, truyền tải thông tin giữa các tế bào thần kinh.
Nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu cần duy trì việc bổ sung DHA thường xuyên để cung cấp đủ axit béo cho thai nhi phát triển hệ thần kinh và mạch máu, cũng như giảm nguy cơ sinh non, tiền sản giật.
Trong thời gian cho con bú
Mẹ vẫn cần bổ sung đều đặn DHA mỗi ngày để đảm bảo con nhận đủ DHA thông qua sữa mẹ. Trong trường hợp mẹ thiếu sữa hoặc ít sữa không đủ cho con bú, bố mẹ nên bổ sung các loại sữa công thức có chứa axit béo thay thế tương tự như sữa mẹ: DHA, DPA hoặc AA.
Tùy theo từng độ tuổi của trẻ, bố mẹ nên bổ sung đúng và đủ lượng DHA cần thiết cho con:
- Từ 0 đến 1 tuổi: Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ vẫn cần bổ sung đủ 200mg DHA mỗi ngày. Lượng DHA cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này là 70mg
- Từ 1 đến 3 tuổi: Đây là giai đoạn não bộ của bé hoạt động rất nhanh nên lượng DHA cần cho trẻ là 75mg/ngày
- Từ 3 đến 7 tuổi: Đây là giai đoạn bé bắt đầu đi học mẫu giáo, mầm non, do đó DHA lý tưởng cho nhu cầu học tập của bé khoảng 125mg/ngày
- Trên 8 tuổi: Đây là giai đoạn não bộ của bé hoàn thiện và phát triển hơn để xử lý thông tin, tăng khả năng tập trung. Lượng DHA lý tưởng là 250mg
Hướng dẫn sử dụng DHA đúng cách cho trẻ
Thời gian bổ sung DHA
Khi nào nên bổ sung DHA cho trẻ thì hiệu quả hấp thụ DHA cao nhất? Bố mẹ có thể lựa chọn bổ sung DHA vào buổi sáng hoặc buổi tối đều được.
Vào buổi sáng, khi cơ thể trẻ đang trong trạng thái tỉnh táo và khoan khoái nhất, lượng DHA được bổ sung thường dễ hấp thụ nhất. Bữa sáng của trẻ nên chứa các nhóm thức ăn giàu chất béo như cá hồi, cá ngừ, bơ sữa, trứng, dầu thực vật,.. để tối ưu hóa quá trình hấp thu DHA.
Trước khi đi ngủ 30 phút đến 1 tiếng, bố mẹ có thể lựa chọn bổ sung DHA cho bé để giúp con có một giấc ngủ ngon và sâu hơn, đồng thời nạp năng lượng để sẵn sàng cho một ngày mới.
Tác dụng phụ của DHA
Thông thường, khi nhắc đến DHA người ta chỉ nghĩ về công dụng thần kì, hỗ trợ sự phát triển trí não và thị giác của trẻ mà quên đi một số tác dụng phụ có thể gặp phải. Những tác dụng phụ của DHA bao gồm: ợ chua, chướng bụng, đầy hơi, hoặc buồn nôn, ói mửa…Trong trường hợp bé gặp phải những phản ứng như phát ban, khó thở, tức ngực, sưng mặt.. thì bố mẹ cần nhanh chóng cho bé đến cơ sở y tế gần nhất!
DHA có thể tương tác với những gì?
Việc bổ sung DHA với một số thuốc có thể gây tăng giảm tác dụng của một số loại thuốc. Do đó khi sử dụng DHA cho trẻ, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia để có được lời khuyên đúng đắn nhất! Những loại thuốc thường có phản ứng tương tác với DHA bao gồm:
- Thuốc chống đông máu: warfarin hoặc heparin, thuốc chống tiểu cầu clopidogrel…
- Aspirin, thuốc kháng retrovirus, thuốc chống co giật, trầm cảm, chống viêm, loạn thần…
- Các loại thảo mộc
- Thuốc chống dị ứng, thuốc giảm cholesterol, thuốc chống đông, chống oxy hóa…
DHA và tình trạng sức khỏe
Nếu trẻ đang gặp một trong những trường hợp sau: bệnh gan, tiểu đường, rối loạn nhịp tim, suy giảm tuyến giáp, rối loạn tá tràng… bố mẹ cần hỏi rõ ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bổ sung DHA cho trẻ.
Bảo quản DHA như thế nào?
Hiện nay các thực phẩm bổ sung DHA thường có dạng nước hoặc viên nén. DHA ở dạng nào cũng cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp cũng như độ ẩm quá cao. Bố mẹ nhớ chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản trước khi dùng, tránh trường hợp DHA bị hỏng, biến chất.
Bổ sung DHA cho trẻ giúp con phát triển trí não và thị lực tối ưu nhất. Tuy nhiên, trước khi bổ sung DHA cho trẻ, bố mẹ cần tìm hiểu rõ khi nào nên bổ sung DHA cho trẻ, liều lượng cũng như những chú ý khi sử dụng, bảo quản để đảm bảo hiệu quả cao nhất!
Mong rằng với những chia sẻ trên, bố mẹ có thêm hành trang kiến thức, cùng con lớn khôn và trưởng thành!
Có Nên Bổ Sung Dha Cho Trẻ? Hướng Dẫn Tổng Quan Cách Bổ Sung Dha Cho Trẻ
Bổ Sung DHA Cho Trẻ Như Thế Nào Giúp Trẻ Phát Triển Toàn Diện?