Hiện nay, số trẻ em mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý ngày càng tăng lên. Đây là chứng rối loạn hành vi rất phổ biến và cần được cha mẹ quan tâm cũng như điều trị đúng hướng. Dưới đây là 8 cách giúp trẻ tăng động cải thiện hành vi dành cho các bậc cha mẹ tham khảo cho con nếu không may mắc phải hội chứng này!
?????? 12 Dấu Hiệu Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý Dễ Dàng Nhận Biết
?????? Bệnh Tăng Động Có Chữa Khỏi Không
Tạo động lực cho trẻ
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thế mạnh và niềm mơ ước riêng kể cả với trẻ tăng động cũng vậy. Bạn nên chú ý quan sát xem trẻ có những sở thích và thường tìm kiếm đến lĩnh vực nào. Từ đó, động viên tích cực, định hướng và tạo điều kiện cho trẻ để trẻ có động lực thực hiện ước mơ.
Chẳng hạn như trẻ có niềm đam mê âm nhạc, bạn có thể cho trẻ tham gia các lớp năng khiếu, còn trẻ thích vẽ hay cho trẻ tham gia các lớp phát triển mỹ thuật…
Kiểm soát cảm xúc cá nhân
Trong quá trình giáo dục trẻ tăng động thì kỷ luật rất cần thiết. Tuy nhiên đối với hầu hết các cha mẹ, việc quát mắng trẻ, trừng phạt trẻ xuất hiện rất nhiều lần do không kiềm chế được bản thân.
Điều này dễ gây phản tác dụng trong việc cải thiện hành vi cho trẻ tăng động. Có thể trẻ nghe lời cha mẹ lúc đó nhưng về lâu dài sẽ hình thành lên tâm lý chống đối.
Đối với mỗi hành vi sai trái của trẻ, bạn cần phân tích cho trẻ hiểu rõ đúng sai, hậu quả của hành vi đó là gì và hãy hướng dẫn trẻ cư xử đúng vào những lần sau.
Chia nhỏ công việc
Cách giúp trẻ tăng động cải thiện hành vi đó là giúp trẻ tập trung hơn. Bởi trẻ tăng động thường gặp phải khó khăn trong khi phải tập trung một khoảng thời gian dài và rất dễ bỏ dở giữa chừng.
Chính vì vậy, đối với những nhiệm vụ lơn, cha mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bước để trẻ dễ dàng thực hiện hơn. Ví dụ như một bài toán khó có nhiều câu hỏi, cha mẹ có thể chia thành nhiều bài toán nhỏ khác nhau.
Giúp trẻ yêu chính bản thân mình
Cách giúp trẻ tăng động cải thiện hành vi không thể không nhắc đến là giúp trẻ yêu chính bản thân mình. Chứng tăng động giảm chú ý có thể khiến trẻ thường xuyên cảm thấy thất vọng bản thân mình.
Là cha mẹ hãy giúp trẻ vượt qua điều này bằng cách giải thích cho trẻ hiểu trên thế giới này có rất nhiều người phải sống chung với chứng bệnh này nhưng họ vẫn rất thành công. Để từ đó trẻ chấp nhận và biết yêu thương chính bản thân mình.
Đồng thời, hãy tìm hiểu những ưu điểm của trẻ và tạo điều kiện để trẻ phát huy được tối đa. Và tất nhiên bạn không thể quên việc thể hiện tình yêu thương với trẻ, niềm tự hào của bạn đối với trẻ.
Trò chuyện với trẻ hàng ngày
Thêm một cách giúp trẻ tăng động cải thiện hành vi đó là trò chuyện với trẻ hàng ngày. Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ tăng động thường học hỏi nhiều điều qua các câu chuyện, trò chơi.
Không chỉ vậy, đây còn là cơ hội giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, khả năng tư duy, sự kiên nhẫn. Và đồng thời là cơ hội gắn kết tình cảm gia đình với nhau.
Chính vì vậy, cha mẹ hãy dành thời gian để đọc sách, kể chuyện và cùng con chơi các trò như đá bóng, cờ vua, lego…
Giúp trẻ loại bỏ phiền nhiễu
Trẻ tăng động giảm chú ý thường rất khó tập trung. Chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng khiến trẻ xao nhãng. Do vậy, cha mẹ cần tạo cho trẻ một không gian yên tĩnh khi học tập, tránh mọi tiếng ồn cản trở quá trình học của trẻ. Giúp trẻ tập trung dễ dàng, chú ý hơn, không bị phân tâm.
Xây dựng thời gian biểu cho trẻ
Theo một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Tâm lý học gia đình, cách giúp trẻ tăng động cải thiện hành vi đó là lập thời gian biểu khoa học cho trẻ.
Trên thực tế, cách nuôi dạy trẻ này cũng có hiệu quả đối với trẻ tăng động giảm chú ý bởi khi có một thời gian biểu khoa học, trẻ sẽ cảm thấy an toàn.
Từ đó, trẻ tự khắc phục được tình trạng hỗn loạn, thiếu tổ chức của bản thân. Cha mẹ chú ý khi lập thời gian biểu cho trẻ, cần ghi rõ mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ, ví dụ như: 6h30 thức dậy, rửa mặt đánh răng, 6h45 ăn sáng và 7 giờ đi học…
Liên kết chặt chẽ với nhà trường để giáo dục trẻ
Trong quá trình nuôi dạy trẻ tăng động, việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Bạn cần trao đổi với thầy cô về tình trạng của trẻ, bên cạnh đó nhờ thầy cô giúp đỡ, quan tâm, để ý đến trẻ và phối hợp cùng gia đình trong việc giáo dục trẻ. Bạn cũng có thể nhờ thầy cô cho trẻ ngồi ở khu vực yên tĩnh, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào để tránh việc trẻ mất tập trung hoặc bị phân tâm.
Trên đây là, 8 cách giúp trẻ tăng động cải thiện hành vi hiệu quả. Hy vọng các bậc cha mẹ áp dụng kiên trì để cải thiện tình trạng bệnh của con, giúp con có cơ hội phát triển và hòa nhập với cuộc sống xung quanh.