Không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh trẻ bị tăng động giảm chú ý là do chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học cho thấy một số loại thực phẩm lại có vai trò nhất định trong việc tác động đến các triệu chứng gây bệnh. Vậy dinh dưỡng cho trẻ bị tăng động cần lưu ý những gì, cha mẹ hãy tham khảo bài viết này nhé!
??? Những Thực Phẩm Giúp Trẻ Tăng Động Tập Trung Cao, Học Tập Tốt
Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ tăng động giảm chú ý
Một số chuyên gia khuyên rằng những trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD) nên uống thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất mỗi ngày. Số khác cho rằng người có chế độ cân bằng, không cần bổ sung vitamin hoặc vi chất dinh dưỡng nào cả. Họ cho rằng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy vitamin và khoáng chất bổ sung giúp ích cho tất cả trẻ em bị mắc hội chứng này.
Mặc dù vitamin hỗn hợp có thể hỗ trợ trẻ nhỏ, nhưng với thiếu niên và người lớn thường ăn uống thiếu cân bằng nên có nguy cơ bị ngộ độc khi uống các vitamin hỗn hợp liều cao. Các triệu chứng ADHD khác nhau ở mỗi người. Vì thế hãy gặp bác sĩ để được tư vấn nếu bạn đang có ý định cho trẻ uống vitamin bổ sung.
Trẻ tăng động giảm chú ý cần tránh những loại dinh dưỡng nào
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc ADHD (tăng động giảm chú ý) và trẻ mắc ADHD nói riêng chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, phần lớn cho thấy rằng những gì chúng ta ăn và uống có thể cải thiện được các triệu chứng.
Đồ ngọt chứa nhiều đường
Các loại bánh kẹo ngọt luôn là món ăn hấp dẫn với bất kỳ đứa trẻ nào. Tuy nhiên, nó lại không hề tốt cho trẻ tăng động vì hàm lượng đường và chất tạo màu nhân tạo cao, gây kích thích tốt cho não bộ. Từ đó, khiến trẻ hiếu động, nghịch ngợm hơn bình thường.
Tốt nhất, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, đặc biệt là những loại nhiều màu sắc sặc sỡ.
Nước giải khát, đồ uống có ga
Tương tự như bánh kẹo, lượng được và chất tạo màu có trong nước giải khát cũng là mối lo ngại cho sức khỏe trẻ tăng động giảm chú ý.
Ngoài ra, những loại nước này chứa một lượng caffeine nhất định khiến trẻ trằn trọc, khó ngủ nếu uống quá nhiều. Vì trẻ khó ngủ về đêm, não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, mất tập trung vào ban ngày.
Rau, củ, quả đông lạnh
Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ tăng động giảm chú ý.
Nhưng nếu những rau, củ, quả này được đông lạnh có thể chứa chất tạo màu nhân tạo và chất bảo quản như phosphate hữu cơ, gây nên các rối loạn về hành vi tương tự như triệu chứng tăng động giảm chú ý.
Các loại cá chứa nhiều thủy ngân
Cá và hải sản nói chung có chứa hàm lượng lớn Omega 3, có vai trò ổn định hoạt động của hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị rất tốt cho trẻ tăng động giảm chú ý.
Tuy nhiên, một số loại cá như cá thu, cá kiếm, cá ngừ, cá mập có chứa một lượng nhỏ thủy ngân có thể làm trầm trọng thêm những triệu chứng của hội chứng ADHD nếu sử dụng lâu dài. Bởi thủy ngân rất khó đào thảo và có thể tích tụ trong não, gây độc hại cho hệ thần kinh.
Chính vì vậy, nếu con bạn bị tăng động giảm chú ý, bạn cần trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng về loại cá nào tốt cho con trong thời điểm hiện tại.
Những thực phẩm gây dị ứng
Sữa, đậu nành, trứng, cà chua, nho, cam, socola tưởng chứng là những thực phẩm lành tính, đặc biệt là sữa loại đồ uống thiết yếu cho trẻ. Bởi chúng có chứa hàm lượng dưỡng chất cao, rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, những thực phẩm này có thể gây dị ứng khiến trẻ hiếu động, nghịch ngợm và khó bảo, kém tập trung hơn bình thường. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn những thực phẩm này, nhưng cần theo dõi chặt chẽ. Nếu thấy triệu chứng tăng động giảm chú ý tăng nặng thêm, cần ngừng cho trẻ ăn tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Bột ngọt
Trong bột ngọt và các loại hạt nêm có thành phần hóa học là glutamate – chất dẫn truyền thần kinh dạng kích thích. Bản thân trẻ tăng động đã có sự kích thích quá mức trong não bộ, nếu ăn nhiều bột ngọt sẽ khiến hội chứng này trở nên trầm trọng hơn.
Thực phẩm chế biến sẵn
Mì tôm, pizza, xúc xích, bim bim… luôn là những loại đồ ăn mà trẻ yêu thích. Tuy nhiên, chúng chứa rất nhiều chất bảo quản, chất tạo màu nhân tạo, có khả năng làm tăng tính hiếu động và giảm khả năng tập trung.
?????? Xem chi tiết:
Chính vì vậy, đây cũng là những thực phẩm trẻ tăng động giảm chú ý không nên ăn.
Thực phẩm chứa nhiều gluten
Bác sĩ Perlmutter phát hiện ra rằng, tỷ lệ mắc tăng động giảm chú ý cao hơn với những trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa gluten trong chế độ ăn hằng ngày. Những loại thực phẩm này bao gồm lúa mì, lúa mạch đen hoặc lúa mạch và chế phẩm như bánh mì, sữa từ lúa mạch…
Trên đây là những lưu ý dinh dưỡng cho trẻ bị tăng động mà cha mẹ cần hạn chế bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Bởi những thực phẩm trên sẽ kích thích hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ trở nên trầm trọng hơn. Nếu thấy tình trạng sức khỏe của trẻ có vấn đề, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn trực tiếp.
Bệnh Tăng Động Có Chữa Khỏi Không