Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có ý nghĩa rất quan trọng đến khả năng giao tiếp của trẻ sau này. Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết làm cách nào để giúp con phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Học cách giao tiếp với người khác bằng từ và câu là kỹ năng mà trẻ sẽ học được thông qua lắng nghe và quan sát từ mọi người xung quanh.
Giai đoạn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được kéo dài thành nhiều giai đoạn khác nhau. Dưới đây là các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ mà cha mẹ cần nắm rõ.
Trẻ từ 3 – 12 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu có những nhận biết cơ bản về cảm xúc của bản thân như tức giận, khóc lóc và tình thương. Ở giai đoạn này, trẻ đã biết đáp lại bạn những tiếng bập bẹ. Nếu bạn nhận thấy tiếng bập bẹ giống với bất kỳ từ nào, hãy động viên trẻ nói từ đó.
Trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi
Lúc này, trẻ sẽ cố gắng bắt chước theo những gì bạn nói, một số trẻ có thể nói được vài từ đơn. Trẻ cũng bắt đầu thích nói chuyện và đồng thời cố gắng giao tiếp với bạn. Ở giai đoạn này, hãy khuyến khích trẻ nói chuyện bằng cách đáp lại trẻ. Hơn nữa, cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện với trẻ để giúp bé làm quen thêm được nhiều từ và câu mới.
Trẻ từ 18 tháng – 2 tuổi
Khi trẻ tròn 18 tháng, vốn từ của trẻ lúc này đã tăng lên rất nhiều. Giai đoạn trẻ được 2 tuổi trẻ sẽ hiểu và nói được khoảng 300 từ. Trẻ cũng bắt đầu xâu chuỗi lại những từ ngữ thành câu ngắn và có nghĩa. Mặc dù sự phát triển ngôn ngữ của mỗi trẻ là không giống nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ không thể nói được những từ đơn giản ở giai đoạn này, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp chuyên gia để được tư vấn cụ thể.
Trẻ từ 2 – 3 tuổi
Đến thời điểm này, trẻ đã tích lũy được vốn từ vựng tương đối nhiều và trẻ có thể nói được những câu dài hơn. Đồng thời, trẻ cũng hiểu được những điều bạn nói và có thể làm theo những gì bạn nói. Khả năng giao tiếp của trẻ trong giai đoạn này đã tăng lên đáng kể và những người xung quanh có thể hiểu được những gì trẻ đang nói. Trẻ cũng có thể làm nhiều hành động cùng một lúc như vừa chơi vừa nói chuyện với mọi người.
Trẻ 2 Tuổi Chậm Nói Phải Làm Sao? Giúp Mẹ Tìm Cách Khắc Phục
Trẻ từ 3 – 5 tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu cảm thấy tò mò về những gì đang xảy ra xung quanh mình. Trẻ sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi và nói những câu có ngữ pháp phức tạp. Đây được coi là thời điểm vàng để cha mẹ kích thích sự hứng thú của trẻ với những cuốn sách, quyển truyện. Việc làm này góp phần làm phong phú vốn từ vựng của trẻ, cải thiện ngữ pháp cho trẻ một cách tốt hơn.
??? Trẻ 4 Tuổi Chậm Nói: Phải Làm Sao Để Trẻ Nói Nhiều Hơn?
Trẻ từ 5 – 6 tuổi
Trẻ ở giai đoạn này sẽ hiểu được những gì mà giáo viên hỏi và có thể trả lời một cách dễ dàng. Đồng thời, trẻ bắt đầu biết sử dụng nhiều từ hơn và vận dụng một cách linh hoạt trong cuộc trò chuyện của mình. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian để trò chuyện hoặc cùng trẻ đọc sách. Bởi việc này rất tốt cho quá trình cải thiện từ ngữ và ngữ pháp cho trẻ.
Biện pháp thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
Trong những giai đoạn của sự phát triển ngôn ngữ, bạn có thể cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi đơn giản để phát triển khả năng ngôn ngữ. Dưới đây là một số hoạt động thúc đẩy khả năng ngôn ngữ của trẻ nhỏ.
Cùng trẻ đọc sách
Đọc truyện cho trẻ trước khi đi ngủ chính là một biện pháp rất tốt giúp trẻ làm quen với từ ngữ mới, cải thiện vốn từ ngữ cho trẻ. Cha mẹ có thể đọc truyện cho trẻ khi từ khi trẻ còn nhỏ, bởi điều này sẽ hình thành thói quen tốt cho trẻ.
Nói chuyện với trẻ
Mặc dù trẻ không thể đáp lại những gì bạn nói một cách rõ ràng. Nhưng bạn vẫn có thể trò chuyện cùng trẻ. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen lắng nghe và thôi thúc cho trẻ phản xạ đáp lại.
Cho trẻ nghe nhạc
Cho trẻ nghe những bài nhạc thiếu nhi, hát theo những giai điệu đó có thể giúp trẻ biết thêm một số từ nhất định và hiểu đúng nhịp điệu của chúng. Việc hát theo bài hát cũng giúp trẻ nói chuyện mạch lạc hơn.
Sửa lỗi giúp trẻ
Trong quá trình nói chuyện, trẻ chưa phát âm đúng, bạn có thể sửa lỗi cho trẻ. Bằng cách phát âm chuẩn, ngữ pháp chính xác và yêu cầu trẻ lặp lại sau đó.
Hạn chế cho bé sử dụng thiết bị thông minh
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc cho trẻ tiếp xúc sớm với thiết bị thông minh như: máy tính, điện thoại, tivi quá nhiều sẽ hạn chế sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Do vậy, bạn cần hạn chế cho trẻ xem những thiết bị này, chỉ cho trẻ xem với mục đích phát triển ngôn ngữ.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ gói gọn trong những giai đoạn nêu trên. Chính vì vậy, cha mẹ cần nắm bắt thời cơ này để giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, xây dựng vốn từ vựng phong phú và hoàn thiện bản thân trẻ một cách tốt nhất.
Xem thêm:
Đi Tìm Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Và Tìm Cách Khắc Phục Hiệu Quả