Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ chậm nói làm ảnh hướng đến ngôn ngữ của trẻ. Cha mẹ có thể tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị cho trẻ chậm nói qua bài viết dưới đây.
Trẻ chậm nói là gì?
Trẻ chậm nói nếu khả năng nói của trẻ chậm hơn so với các mốc phát triển thông thường. Mỗi trẻ là một các thể độc lập, vì vậy thời điểm học nói ở từng trẻ sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung trẻ sẽ bắt đầu bi bô tập nói từ tháng thứ 18. Nếu trẻ 2 tuổi mà chưa nói được bất kỳ từ đơn nào, ví dụ như “ma ma”, “ba ba” thì đó là một dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói. Hiện nay, trẻ chậm nói được chia thành 2 dạng đó là chậm nói đơn thuần và chậm nói do tự kỷ. Trẻ chậm nói đơn thuần sẽ hoàn thiện kỹ năng nói sau một thời gian và có thể bắt kịp đúng độ tuổi. Ngược lại, trẻ chậm nói do tự kỷ sẽ không thể nói nếu không được can thiệp tích cực.
Nguyên nhân trẻ chậm nói do đâu?
Có một số nguyên nhân trẻ chậm nói như: Do những bất thường về môi, lưỡi. Các vấn đề như hở hàm ếch, thắng lưỡi ngắn… là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Tình trạng này sẽ khiến trẻ hạn chế sự chuyển động của lưỡi và khó có thể phát âm thành lời.
Rối loạn vận động lời nói: Nhiều trẻ chậm nói do rối loạn vận động lời nói, nguyên nhân là do não không đưa ra các tín hiệu đến vùng cơ miệng, khiến việc phối hợp môi, lưỡi và hàm để phát âm ra âm thanh khó khăn hơn.
Chậm phát triển: đây cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Ở mỗi trẻ có những mốc phát triển quan trọng với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Tuy nhiên, ở trẻ chậm nói do chậm phát triển thường ít nói hơn hoặc không nói, khó hiểu lời người khác nói.
Có vấn đề về khả năng nghe: Khi thính giác có vấn đề trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ của người khác cũng như chính mình. Do vậy, trẻ sẽ không có khả năng hiểu, nắm bắt từ, khó bắt chước và nói một cách trôi chảy.
Do mắc hội chứng tự kỷ: rất nhiều cha mẹ nghĩ đây là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Tự kỷ là một rối loạn phát triển với biểu hiện điển hình là chậm nói và không có khả năng giao tiếp. Nếu nguyên nhân chậm nói do tự kỷ, trẻ cần được thăm khám sớm.
Hậu quả khi trẻ chậm nói là gì?
Lời nói và ngôn ngữ là một phần thiết yếu của cuộc sống. Do vậy, trẻ chậm nói sẽ gặp những hạn chế và khó khăn nhất định trong học tập, cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Hạn chế trong giao tiếp
Vấn đề cơ bản ở trẻ chậm nói là không thể bày tỏ nhu cầu, nguyện vọng của mình với người khác. Vốn từ ít khiến trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp, không thể nói được bản thân cảm thấy thế nào, mong muốn được chia sẻ hoặc cần giúp đỡ.
Chậm nói ảnh hưởng đến quá trình học tập
Khi đến tuổi đi học, trẻ chậm nói thường vất vả trong việc phát biểu, xây dựng bài. Bên cạnh đó, trẻ không hiểu bài giảng do ngôn ngữ kém cũng khiến kết quả học tập bị sa sút, không theo kịp các bạn đồng trang lứa.
Ảnh hưởng đến tâm lý
Theo các chuyên gia, chậm nói có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Nếu bị bạn bè trêu chọc trẻ sẽ mất tự tin, lâu dần không muốn nói chuyện và chia sẻ với người khác, tăng nguy cơ bị bệnh trầm cảm.
Ảnh hưởng đến phát triển
Không chỉ gặp khó khăn khi giao tiếp, chậm nói còn gây ảnh hướng lớn đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Khi lớn lên trẻ sẽ bị hạn chế trong công việc, bất lợi trong việc thiết lập các mối quan hệ với mọi người.
Trẻ chậm nói cha mẹ phải làm sao?
Nếu nhận thấy trẻ có vấn đề chậm nói, cha mẹ cần có biện pháp can thiệp sớm để trẻ có thể nói tốt hơn:
Dạy trẻ nói mỗi ngày
Để cải thiện khả năng nói, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để dạy cũng như trò chuyện cùng trẻ mỗi ngày. Đối với trẻ bắt đầu tập nói, nên dạy những từ đơn giản như ba, má, bà,… Bên cạnh đó, nên kết hợp với những hành động để giúp trẻ mở rộng vốn từ và gắn kết với các đồ vật lại với nhau. Đọc sách, truyện cho trẻ cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Cha mẹ cần tìm những loại sách có hình ảnh sinh động, màu sắc tươi vui phù hợp với lứa tuổi để trẻ cảm thấy hứng thú.
Tạo điều kiện cho trẻ giao lưu với bạn bè
Ngoài việc dạy trẻ nói mỗi ngày, cha mẹ cần cho trẻ chơi và giao lưu với những bạn cùng trang lứa. Đưa trẻ đi mẫu giáo, thường xuyên cho trẻ chơi với các bạn hàng xóm, đi dã ngoại theo nhóm gia đình… để trẻ có cơ hội giao lưu, nhanh nhẹn hơn, có cơ hội phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Bổ sung Omega 3 cho bé bằng Fitobimbi Omega Junior
Omega 3 là 1 thành phần quan trọng trong cấu trúc màng tế bào thần kinh, được coi như “gạch xây não người”. Omega 3 chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não, ảnh hưởng trực tiếp tới sự thông minh của 1 đứa trẻ. Omega 3 tạo ra độ nhạy của các tế bào thần kinh, giúp truyền thông tin nhanh và chính xác hơn nhiều. Axit béo Omega 3 giúp cho việc hình thành các nơ-ron thần kinh, vận chuyển glucose, dưỡng chất chính giúp cho quá trình hoạt động của não. Theo các chuyên gia, trẻ chậm nói cần bổ sung Omega 3, Omega 6 mỗi ngày thông qua thực phẩm hoặc sản phẩm bổ trợ có chứa Omega 3, Omega 6. Trong đó, sản phẩm Fitobimbi Omega Junior có thành phần gồm dầu hạt Lý chua đen, dầu Đậu nành, vitamin E, vitamin B6, giúp bổ sung axit béo không no Omega 3, Omega 6 từ thực vật. Từ đó, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ quá trình phát triển não bộ giúp trẻ điều chỉnh hành vi, cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ hiệu quả. Đặc biệt tỉ lệ Omega 6/ Omega 3 trong Fitobimbi Omega Junior là 4/1, đây là tỉ lệ hoàn hảo chứng minh giúp trẻ nhanh biết nói hơn.
Trên đây là nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và cách chữa chậm nói cho trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin này cha mẹ có thể phát hiện kịp thời những biểu hiện chậm nói của trẻ, để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Hãy gọi ngay tới số hotline 0976.807.722 để các chuyên gia tư vấn giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và chăm sóc trẻ tốt nhất!
Chúc các bạn sức khỏe!