Hội chứng tự kỷ thường có dấu hiệu điển hình đó là chậm nói. Tuy nhiên, không phải trẻ nào chậm nói cũng mắc hội chứng tự kỷ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn xem trẻ chậm nói có phải tự kỷ không?
Hội chứng tự kỷ là gì?
Tự kỷ được biết là một dạng rối loạn phát triển của hệ thần kinh. Hội chứng này phát triển ngay từ khi còn sớm, thậm chí khi trẻ vừa sinh ra. Tuy nhiên, có nhiều trẻ phải đến 3-4 tuổi mới hình thành rõ rệt.
Nhìn chung, so về hình thể bên ngoài thì trẻ tự kỷ không có gì khác biệt với trẻ bình thường. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong vấn đề phát triển ngôn ngữ, giao tiếp với mọi người xung quanh, vận động, đi kèm một số vấn đề về hệ tiêu hóa, giấc ngủ nên khó chăm sóc bản thân.
Biểu hiện của trẻ bị tự kỷ là gì?
Trẻ tự kỷ thường có những biểu hiện gì? Có dễ nhận biết không? Trẻ thích chơi 1 mình, trẻ chậm nói hay trẻ hoạt động quá mức có phải bị tự kỷ không? Vậy làm sao để nhận biết được trẻ mắc phải hội chứng tự kỷ? Những trẻ tự kỷ thường có dấu hiệu như:
Trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp
Trẻ không cười, thường ngồi một mình, không nhìn vào mắt người đối diện, trẻ chậm nói hoặc nói vu vơ. Đối với trẻ đã biết nói sẽ gặp các vấn đề về diễn đạt câu, thường lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ không rõ nghĩa.
Suy giảm tương tác xã hội
Trẻ tự kỷ thường ít đáp ứng khi được gọi tên, trẻ thích chơi một mình và không thích chia sẻ sở thích của bản thân với người khác.
Hành vi, sở thích bất thường
Trẻ có những hành vi dập khuôn, thường lặp đi lặp lại như kiễng gót, lắc lư người, giữ khư khư một đồ vật…
Những sở thích thu hẹp
Trẻ thường bị cuốn hút bởi tivi quảng cáo, điện thoại, cầm những đồ vật như bút, tăm, đồ chơi có màu ưa thích… Có khoảng trên 70% trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng động, không phản ứng với nguy hiểm…
Nguyên nhân trẻ tự kỷ là gì?
Hiện nay, người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ là gì? Thực tế cho thấy, có rất nhiều giả thiết được đưa ra, tuy nhiên không hề có một bằng chứng cụ thể nào chứng minh các tác nhân gây rối loạn.
Đối với những kỹ thuật quét não, chụp MRI, các nhà khoa học cho thấy sự khác biệt về hình dạng cũng như cấu trúc não của trẻ tự kỷ so với trẻ bình thường. Điều này thể hiện rõ ràng nhất ở các vùng não, gồm: thùy trán, tiểu não, thùy thái dương, amygdala dưới vỏ não và đồi hải mã.
Bên cạnh đó, di truyền cũng được biết là là nguyên gây nên chứng tự kỷ mà giới chuyên môn công nhận. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn nếu gia đình có người thân, anh, chị em bị mắc hội chứng này.
Trẻ chậm nói có phải tự kỷ không?
Trên thực tế có khoảng ¼ trẻ bị chậm nói, có một số trẻ trong đó vẫn phát triển bình thường, thậm chí còn đạt được mốc phát triển khác khi trẻ trên 2 tuổi. Trẻ chậm nói bình thường có thể xuất phát từ những vấn đề về lưỡi và vòm miệng, hay trẻ gặp vấn đề về thính giác.
Trẻ chậm nói hoặc trẻ chậm phát triển tuy có những biểu hiện khá tương đồng với trẻ tự kỷ như giao tiếp ngôn ngữ kém, đáp ứng với yêu cầu của người lớn chậm…bên cạnh đó, các dạng vận động về thể chất và tinh thần hoàn toàn bình thường. Đối với những trẻ thế này có thể chỉ giao tiếp bằng mắt, giao cảm tốt hơn với người thân và sẽ vận động như các trẻ bình thường khác.
Chậm nói có thể là dấu hiệu của trẻ bị hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, không phải trẻ chậm nói nào cũng mắc phải hội chứng này. Dưới đây là 5 dấu hiệu điển hình chỉ báo trẻ chậm nói có nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ cao, đó là:
- Trẻ 12 tháng nhưng không nói bập bẹ
- Trẻ 12 tháng vẫn chưa biết chỉ ngón tay hoặc không có những điệu bộ, cử chỉ giao tiếp phù hợp
- Trẻ 16 tháng chưa nói được từ đơn
- Trẻ 24 tháng chưa nói được câu 2 từ hoặc chưa nói rõ
- Trẻ không có kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội dù ở bất kỳ độ tuổi nào
Tìm hiểu nhiều hơn: Trẻ mấy tháng biết nói
Cách nhận biết chính xác nhất để biết xem trẻ có bị tự kỷ không đó là cha mẹ cho trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa trong lĩnh vực phát hiện và điều trị trẻ bị tự kỷ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp các bậc cha mẹ giải đáp thắc mắc “trẻ chậm nói có phải tự kỷ không“?. Hãy tìm hiểu và nắm rõ kiến thức cơ bản để giúp trẻ có cơ hội phát triển đúng giai đoạn. Đồng thời, can thiệp sớm khi trẻ không may mắc hội chứng tự kỷ, giúp trẻ sớm hòa nhập với xã hội, cộng đồng xung quanh.