Xã hội ngày càng phát triển, tình trạng chậm nói ở trẻ ngày càng tăng nhanh. Tình trạng trẻ chậm nói có đến 40% là do bệnh tự kỷ. Chính vì điều này càng khiến cho các bậc cha mẹ thêm lo lắng, không biết trẻ chậm nói đơn thuần hay chậm nói do mắc bệnh tự kỷ. Để chia sẻ với những băn khoăn của cha mẹ, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về trẻ em chậm nói đơn thuần.
Khái niệm trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ chậm nói đơn thuần là trẻ có vốn từ ngữ ít ỏi nhưng vẫn hiểu được những gì người khác nói và thực hiện được những câu mệnh lệnh đơn giản. Bên cạnh đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy trẻ muốn giao tiếp nhưng không biết cách diễn đạt bằng lời nói như thế nào hoặc chỉ nói được 1 từ. Trẻ chậm nói đơn thuần hạn chế về mặt giao tiếp nhưng các dạng vận động thể chất và tinh thần trẻ vẫn hoàn toàn bình thường.
Nếu nhận thấy ngoài việc trẻ chậm nói thông thường kèm theo những biểu hiện như: khả năng hiểu lời nói của trẻ không tốt, nói những câu vô nghĩa không đúng hoàn cảnh, có nhiều hành vi bất thường lặp lại, rối loạn giấc ngủ, thích ở nhà một mình, ít giao tiếp và khó hòa nhập với mọi người xung quanh…
Lúc này, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn, xác định tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
??? Trẻ Chậm Nói Khám Ở Đâu – 4 Địa Chỉ Tin Cậy Dành Cho Cha Mẹ
Nguyên nhân trẻ chậm nói đơn thuần thường gặp
Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ chậm nói đơn thuần mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:
Môi trường xung quanh
Môi trường được biết là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ. Trẻ sống trong môi trường không được giao tiếp hoặc giao tiếp ít cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành phát triển ngôn ngữ.
Ngoài ra, vì cha mẹ không có thời gian chăm sóc thường cho trẻ ngồi xem tivi, điện thoại để mình làm việc. Khi xem các chương trình từ những thiết bị thông minh ở một thời gian dài sẽ khiến trẻ trở nên thụ động và giảm sự tương tác 2 chiều. Điều này, cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Trẻ bị shock tâm lý
Trong quá trình phát triển trẻ gặp phải một cú sốc nào đó về mặt tâm lý như cha mẹ ly hôn, hoặc cuộc sống gia đình hay xảy ra tranh cãi, khiến trẻ rơi vào trạng thái bực bội, lo sợ, mệt mỏi… Điều này khiến trẻ thu mình vào một thế giới riêng và không muốn giao tiếp với những người xung quanh mình.
Yếu tố bệnh lý
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói đơn thuần, trong đó không thể bỏ qua yếu tố bệnh lý. Một trong những bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình phát ra âm thanh và lời nói của trẻ như: dính thắng lưỡi, dây hãm ngắn, hở hàm ếch… Hay việc trẻ gặp những vấn đề về thính lực khiến cho khả năng nghe bị giảm, đây là những bệnh lý có thể gây nên tình trạng chậm nói đơn thuần ở trẻ.
Bên cạnh đó, não bộ bị tổn thương hoặc trẻ bị bại não…cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng của cơ thể như: khả năng ghi nhớ, khả năng tập trung, ngôn ngữ, ghi nhớ…
Giải pháp nào cho trẻ chậm nói đơn thuần
Một số trẻ bị chậm nói đơn thuần vẫn có thể đạt được các mốc phát triển như trẻ bình thường khác. Tuy nhiên, có một số khác cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ gia đình để trẻ cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ. Dưới đây là một số giải pháp được các chuyên gia đánh giá rất hiệu quả giúp cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ.
Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ
Việc cha mẹ thường xuyên trò chuyện cùng trẻ giúp trẻ xây dựng được vốn từ vựng. Bên cạnh đó, việc này còn khiến trẻ hình thành khả năng giao tiếp 2 chiều. Để có thể thu hút được sự chú ý của trẻ, trong quá trình nói chuyện bạn nên tạo ra sự khác biệt, chú ý đến sở thích của trẻ.
Ví dụ như: Trẻ thích giao tiếp về vấn đề gì, thích chơi những trò chơi gì… Đọc sách, truyện cũng là sáng kiến rất hay giúp trẻ tăng thêm vốn từ vựng, phát triển ngôn ngữ một cách tốt hơn.
Sử dụng các ký hiệu
Ngôn ngữ ký hiệu được sử dụng trong giao tiếp với mọi người khi trẻ chưa biết nói. Ngôn ngữ ký hiệu sẽ giúp cha mẹ hiểu được trẻ đang muốn gì và gặp vấn đề gì cần đến sự giúp đỡ của người lớn.
Hơn nữa, khi cha mẹ dạy ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển ngôn ngữ sau này. Những trẻ được học ngôn ngữ ký hiệu sau này sẽ có vốn từ ngữ phong phú hơn với trẻ không được học ngôn ngữ ký hiệu.
??? Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Của Trẻ Qua Các Giai Đoạn Cha Mẹ Cần Biết
Trên đây là những chia sẻ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng trẻ chậm nói đơn thuần. Việc chăm sóc trẻ chậm nói là cả một quá trình, cha mẹ không nên nôn nóng, hãy dùng tình yêu thương giúp trẻ vượt qua. Đừng quên vỗ về và khen ngợi để kích thích trẻ có thể nói tốt hơn nhé!