Từ những năm tháng đầu đời, trẻ bắt đầu học cách giao tiếp với mọi người xung quanh bằng ánh mắt và cử chỉ. Lâu dần trẻ sẽ học cách nói thông qua việc bắt chước người khác. Vậy trẻ mấy tháng biết nói? Trẻ như thế nào bị xem là chậm nói và đâu là cách khắc phục hiệu quả?
Trẻ mấy tháng biết nói?
Nhiều cha mẹ thắc mắc trẻ bao nhiêu tháng biết nói, tại sao con mình chưa nói được. Dưới đây là một số cột mốc phát triển của trẻ cha mẹ cần lưu ý.
Trẻ trước 12 tháng tuổi
Đối với giai đoạn này cần quan sát những dấu hiệu cho thấy trẻ sử dụng giọng của chúng với môi trường xung quanh. Điển hình là những âm thanh bập bẹ, thì thầm sẽ là giai đoạn sơ khai vốn từ ngữ của trẻ.
Khi trẻ lớn hơn (từ 9 tháng) trẻ sẽ nối các âm thanh với nhau và nói thành từ như “ba”, mẹ” cho dù trẻ không hiểu được ý nghĩa của từ. Trước 12 tháng trẻ sẽ chăm chú vào những âm thanh phát ra từ môi trường xung quanh. Nếu thấy trẻ nhìn chăm chú nhưng không phản ứng với âm thanh thì chứng tỏ trẻ đang gặp vấn đề về thính giác.
Trẻ từ 12 đến 15 tháng
Trẻ trong giai đoạn này bắt đầu phát hiện được khá nhiều âm thanh và ít nhất nói được một hoặc 2 từ đúng. Những danh từ thường được nói trước như “bé” và bóng”. Trẻ cũng bắt đầu hiểu và tuân theo những chỉ dẫn đơn giản, ví dụ như: “ Con đưa giúp mẹ quả bóng”.
Trẻ từ 18 đến 24 tháng
Bé mấy tháng biết nói? Giai đoạn này trẻ phải có vốn từ khoảng 20 từ vào lúc 18 tháng tuổi và 50 hoặc hơn vào thời điểm trẻ lên 2 tuổi. Đối với trẻ được 2 tuổi, trẻ đã học được cách kết nối 2 từ. Chẳng hạn như: “con cá”, “em bé”. Trẻ được 2 tuổi cũng có thể thực hiện được những chỉ dẫn 2 bước, như “con lấy dép để đi chơi”, “ đưa cho mẹ quả bóng”.
Trẻ từ 2 đến 3 tuổi
Trẻ bao nhiêu tháng thì biết nói? Đây là giai đoạn cha mẹ có thể chứng kiến được sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Lúc này, vốn từ của trẻ đã tăng lên rất nhiều, đồng thời trẻ sẽ kết hợp ba hoặc nhiều từ hơn trong một câu.
Bên cạnh đó, khả năng hiểu của trẻ cũng tăng lên khi trẻ được 3 tuổi. Trẻ sẽ hiểu được câu lệnh “đặt nó lên bàn” hoặc “đặt nó dưới đất” có nghĩa là gì. Đặc biệt, trẻ bắt đầu phân biệt được màu sắc và hiểu được những khái niệm mô tả như to, nhỏ.
??? Trẻ 2 Tuổi Chậm Nói Phải Làm Sao? Giúp Mẹ Tìm Cách Khắc Phục
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói là gì?
Để biết trẻ có chậm nói hay không, cha mẹ cần theo dõi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ qua những cột mốc nêu trên. Từ đó, có thể so sánh và nhận định xem bé nhà mình có bị chậm nói hay không nhé!
Nếu trẻ không có bất cứ phản ứng nào với âm thanh, tiếng động từ môi trường xung quanh thì bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên hỏi bác sĩ nếu thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ thích dùng cử chỉ hơn lời nói trong giao tiếp, đặc biệt trẻ gặp khó khăn trong việc bắt chước âm thanh. Phần lớn, trẻ sẽ không hiểu được những yêu cầu đơn giản bằng lời nói khi trẻ ở giai đoạn 18 tháng tuổi.
- Trẻ không tự ý nói được điều mình nói thay vào đó chỉ có thể bắt chước – vào thời điểm trẻ được 2 tuổi. Hoặc trẻ không thể làm theo những chỉ dẫn đơn giản, không thể nói được những từ mới, chỉ nói đi nói lại một vài từ. Đặc biệt, trẻ có giọng nói khác thường như giọng mũi, giọng rè rè…
Bất ngờ trước nguyên nhân
Một trong những nguyên nhân chậm nói được liệt kê dưới đây, cha mẹ cần chú ý điều chỉnh để khắc phục tình trạng trẻ chậm nói hiệu quả nhé!
- Trẻ có vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng, thắng lưỡi của trẻ bị ngắn làm cản trở chuyển động của lưỡi.
- Trẻ có vấn đề hoặc gặp các bệnh lý liên quan đến não bộ phụ trách ngôn ngữ, khiến lưỡi, môi và hàm khó phối hợp để tạo ra âm thanh, thậm chí còn gây khó ăn.
- Trẻ gặp vấn đề về thính giác, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nghe, hiểu, nói, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
- Trẻ bị viêm tai giữa, nhất là trường hợp viêm tai giữa mãn tính ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ. Mặc dù vậy, chỉ cần một bên tai của trẻ nghe được bình thường thì những kỹ năng ngôn ngữ của trẻ vẫn có thể phát triển một cách bình thường.
Con chậm nói phải làm sao?
Bé mấy tháng biết nói? Cha mẹ cần quan sát những mốc phát triển của trẻ. Nếu thấy nghi ngờ trẻ có vấn đề về chậm nói, tốt nhất nên cho trẻ đến bác sĩ kiểm tra. Lúc này, bác sĩ sẽ đánh giá khả năng nói và ngôn ngữ của trẻ thông qua những bài kiểm tra với tiêu chí như sau:
- Trẻ có thể hiểu gì? (khả năng tiếp thu ngôn ngữ)
- Trẻ có thể diễn đạt ngôn ngữ không?
- Trẻ có những cử chỉ như chỉ trỏ, lắc đầu… không?
- Khả năng phát âm của trẻ
- Tình trạng răng miệng của trẻ (mũi, miệng, lưỡi, vòm miệng…)
Dạy trẻ nói mỗi ngày
Đối với những trẻ bắt đầu tập nói, bạn hãy dạy trẻ nói những âm thanh đơn giản như ba, má… để trẻ bắt chước theo. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với những hành động bạn đang làm gì để giúp trẻ mở rộng vốn từ. Đồng thời, giúp trẻ gắn kết các từ với đồ vật với nhau.
Đọc sách, đọc truyện cũng là một trong những ý tưởng tuyệt vời mà bạn có thể áp dụng. Nên tìm những loại sách, truyện có nhiều hình ảnh sôi động và màu sắc tươi sáng phù hợp với độ tuổi của trẻ để trẻ cảm thấy thích thú.
Tạo điều kiện cho trẻ giao lưu với các bạn cùng lứa tuổi
Bên cạnh việc dạy trẻ nói mỗi ngày, bạn nên tạo điều kiện cho trẻ giao lưu với các bạn cùng lứa để kích thích nhu cầu giao tiếp của trẻ. Bạn có thể cho trẻ đi nhà trẻ, chơi với các bạn cùng xóm, tổ chức các hoạt động dã ngoại với người bạn có con bằng tuổi với trẻ… giúp trẻ có nhiều cơ hội kết bạn hơn. Khi trẻ được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi, trẻ sẽ trở nên nhanh nhẹn, mạnh dạn hơn và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ.
Bổ sung dưỡng chất cho não bộ giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng tập trung, phản xạ, ghi nhớ và ngôn ngữ đều do bộ não quyết định. Chính vì vậy, việc bổ sung dưỡng chất giúp não bộ trẻ phát triển mà việc làm rất cần thiết. Trong đó, việc bổ sung Omega – 3 được biết vô cùng quan trọng giúp cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ.
Sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tốt hiện nay là Fitobimbi Omega Junior – Siro thảo dược chuẩn hóa Châu Âu giúp hỗ trợ phát triển não bộ và thị giác cho trẻ, đặc biệt hỗ trợ trẻ chậm nói.
Với những thông tin trên đây, hy vọng các bạn đã biết “trẻ mấy tháng biết nói”. Từ đó, có thể nhận biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bé chậm nói sao cho phù hợp. Chúc các bạn sức khỏe!