Theo thống kê của bệnh viện Nhi TW, khoảng 35% trẻ từ 4-7 tuổi từng bị táo bón khi nhỏ hơn (6 tháng -3 tuổi), 5% học sinh tiểu học bị táo bón kéo dài hơn 6 tháng và táo bón mạn tính thường gặp nhất trong giai đoạn trẻ tập ngồi bô, 2-4 tuổi. Trẻ nhỏ bị táo bón là hiện tượng rất phổ biến, cha mẹ cần nắm được cách xử lí khi trẻ bị táo bón.
Trẻ bị táo bón phải làm sao?
Trẻ nhỏ rất thường xuyên bị táo bón, đây không phải là một bệnh lí nghiêm trọng nhưng nếu cha mẹ không quan tâm điều trị, bệnh có thể biến chứng gây ra nhiều hậu quả nặng nề như: trĩ, nứt kẽ hậu môn, nhiễm nấm, vv. Chính vì vậy, cha mẹ cần kiểm soát tốt táo bón chức năng ở trẻ nhằm làm giảm nguy cơ trẻ gặp phải các biến chứng trên.
Để điều trị táo bón cho trẻ, cha mẹ cần nhận định đúng thủ phạm gây ra táo bón, từ đó mới có thể điều trị hiệu quả.
Táo bón ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc trẻ sơ sinh bị táo bón, tuy nhiên 95% táo bón ở trẻ là táo bón chức năng. Táo bón chức năng là hiện tượng táo bón xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện hoặc/và do các yếu tố liên quan đến tâm lý, tinh thần khác. Trẻ sơ sinh được chẩn đoán là táo bón chức năng nếu có đầy đủ 3 dấu hiệu dưới đây:
- Không đi tiêu trong 3 ngày (với trẻ bú bình) hoặc 1 tuần (đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn)
- Phân cứng, khô
- Căng thẳng, quấy khóc khi đi cầu
Để điều trị táo bón chức năng ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần bổ sung chất xơ thực vật cho trẻ – đây là biện pháp ưu tiên hàng đầu. Chất xơ thực vật có trong tất cả các loại thực vật như trái cây, rau củ, các loại đậu, nước ép hoa quả (mận, lê, táo) và được chứng minh sử dụng an toàn cho tất cả các đối tượng.
Nếu phương pháp điều trị này không thành công, cha mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc nhuận tràng và thuốc thụt hậu môn bằng Glycerin. Nhưng việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng vì trẻ dưới 1 tuổi chức năng gan thận chưa hoàn chỉnh, sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc sẽ khó khăn hơn người lớn. Hơn thế nữa, việc tháo thụt phân bằng Glycerin có thể làm tăng kích thích hậu môn và dễ gây táo bón mãn tính ở trẻ.
Cùng với đó, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp điều trị bổ sung sau:
- Lưu ý chế độ ăn của mẹ. Nếu bé vẫn còn trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các đồ thanh mát, hạn chế ăn các đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Đồng thời uống đủ 3 lít nước/ngày để cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho con.
- Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Trong trường hợp bắt buộc phải cho trẻ dùng sữa ngoài, cha mẹ nên chọn loại sữa có chất xơ trong thành phần.
- Massage bụng cho trẻ. Mỗi ngày, cha mẹ nên massage nhẹ nhàng cho bé theo vòng tròn thuận chiều quay đồng hồ, mỗi lần 30 phút.
Một số dấu hiệu có thể làm cha mẹ nhầm lẫn rằng trẻ sơ sinh bị táo bón
Tần suất đi tiêu giảm. Đây chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên của táo bón. Tuy nhiên, không phải cứ khi nào tần suất đi tiêu ở trẻ giảm là trẻ đã mắc táo bón. Ở trẻ 2-6 tuần tuổi (đặc biệt với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn), hiện tượng này thường rất hay xảy ra. Bởi trong giai đoạn này, cơ thể trẻ sơ sinh đang phát triển mạnh mẽ, trẻ hoàn toàn có thể hấp thu và tiêu hóa toàn bộ dinh dưỡng từ sữa mẹ, kết quả là số lần đi tiêu của trẻ giảm. Vậy nên nếu trẻ không quấy khóc, vẫn tăng cân đều và không căng thẳng thì tức là trẻ không hề bị táo bón.
Căng thẳng khi đi đại tiện. Khi gặp dấu hiệu này, nhiều bậc cha mẹ cũng nghĩ ngay là con mình bị táo bón. Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy, dấu hiệu căng thằng, rên rỉ khi đi đại tiện rất phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 4-6 tuần tuổi. Lúc này trẻ đang bắt đầu có nhận thức về cơ thể mình và học cách điều khiển để tống chất thải ra ngoài. Khi trẻ học được cách đi tiêu, hiện tượng này sẽ giảm. Nhưng nếu trẻ căng thẳng và quấy khóc thì lại là một hiện tượng bất thường cha mẹ cần lưu ý.
Táo bón ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ bị táo bón có thể do nhiều nguyên nhân gây ra (như do thuốc men, do không luyện thói quen đi vệ sinh, do tiền sử gia đình, do thay đổi thói quen, do chế độ ăn uống thiếu rau xanh, nước, vv).
Để điều trị táo bón ở trẻ nhỏ hiệu quả, cha mẹ cần có một liệu trình toàn diện bao gồm từ việc thay đổi hành vi và chế độ ăn uống, nếu cần thiết phải dùng thêm cả thuốc nhuận tràng. Mục tiêu của việc điều trị là để trẻ có thể đi tiêu bình thường với phân mềm và tần suất lý tưởng 1 lần/ngày với khối lượng phân đều nhau ở các lần đi.
- Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ. Cha mẹ nên bổ sung chất xơ thực vật cho trẻ từ trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên cám. Nên bắt đầu bổ sung cho trẻ từ lượng nhỏ để tránh khó tiêu, đầy hơi. Lượng chất xơ được khuyến cao là 14 gram chất xơ/mỗi 1000 calo trong chế độ ăn của trẻ.
- Bổ sung đủ chất lỏng. Cần bổ sung nước cho trẻ để làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Cha mẹ có thể bổ sung dưới nhiều dạng nước uống khác nhau như: nước lọc, nước ép trái cây, sữa.
- Tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ. Sau bữa ăn hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng, có thể cho trẻ đi vệ sinh trong 5-10 phút. Điều này nhằm tạo phản xạ đi cầu cho trẻ, đồng thời tránh phân ứ đọng lâu trong trực tràng. Việc phân tích tụ lâu ngày trong cơ thể không chỉ khiến trẻ bị táo bón mà còn có thể xuất hiện nhiều bệnh lý khác.
- Tạo thói quen vận động cho trẻ. Việc vận động cơ thể sẽ giúp kích thích ruột hoạt động bình thường và trơn tru hơn. Vì thế cha mẹ hãy tạo cho trẻ thói quen vận động như tập thể dục buổi sáng, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động cần vận động nhiều thay vì ngồi xem vô tuyến hoặc chơi đồ chơi.
Việc điều trị táo bón chức năng ở trẻ có thể mất một thời gian dài từ 1-3 tháng, thậm chí là 6 tháng để tạo bé có thời gian phục hồi, tăng cường nhu động tiêu hóa. Vì thế, ngoài việc thực hiện những phương pháp điều trị trên, cha mẹ cũng cần lựa chọn cho con một chế phẩm chống táo bón có thể sử dụng lâu dài mà không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Thảo dược chuẩn hóa châu Âu phòng và hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Một số loại thảo dược đó là:
- Dịch chiết Manna từ cây Tần bì lùn. Manna từ lâu đã được sử dụng trong y học như thuốc nhuận tràng để chữa táo bón cho trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai. Codex của Dược điển Anh quy định, ở tỷ lệ 1 phần Manna 10 phần nước, siro chứa Manna dùng như thuốc nhuận tràng nhẹ cho trẻ em.
- Dịch chiết Mallow từ cây Cẩm quỳ. Do hàm lượng chất xơ cao, Mallow có đặc tính chống táo bón và hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả.
- Nước ép mận tím (mận châu Âu). Năm 2015, King’s College London công bố nước ép mận tím giúp tăng khối lượng phân và tăng số lần đi tiêu trên người.
- Pectin từ quả táo tây. Chỉ 2 quả táo lớn mỗi ngày, trẻ nhỏ đã được cung cung tất cả các yêu cầu về chất xơ tối thiểu trong ngày.
- Inulin chiết xuất từ rễ cây Diếp xoăn. Inulin có tác dụng giúp hấp thụ nước, tạo thành phân và làm giảm táo bón. Thực vật có chứa inulin đã được sử dụng hàng trăm năm qua để cải thiện chức năng ruột và sức khoẻ ruột.
Tuy nhiên, việc sử dụng thảo dược cho trẻ em cũng cần hết sức thận trọng bởi nếu không biết cách sử dụng, trẻ có thể bị ngộ độc vì thảo dược. Nắm bắt được điều này, các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu của Pharmalife Research đã cho ra đời một nhóm sản phẩm FITOBIMBI – nhóm siro thảo dược châu Âu chuyên biệt trong chăm sóc sức khỏe bé yêu. Trong đó, phải kể đến Isilax bimbi – Siro thảo dược chuẩn hóa châu Âu chuyên dùng cho trẻ nhỏ bị táo bón chức năng.
Isilax Bimbi đã được sử dụng để điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên 15 năm tại các bệnh viện công của Ý. Chế phẩm này được đánh giá hiệu quả nhờ cơ chế đa tác dụng, giải quyết hầu hết nguyên nhân khởi phát táo bón chức năng ở trẻ. Các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.
Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc: “Trẻ bị táo bón phải làm sao?” Mọi thông tin chi tiết cần biết thêm về táo bón ở trẻ em cũng như sản phẩm Isilax Bimbi.
Trẻ chậm tăng cân tại vì sao