Các triệu chứng COVID “liên quan đến não” phổ biến ở trẻ em bao gồm: Đau đầu; Mệt mỏi; Sương mù não; hay quên; mất vị giác và khứu giác, khó tập trung. Các triệu chứng có thể kéo dài trong nhiều tháng ảnh hưởng đến khả năng học tập hoặc giao tiếp xã hội của trẻ.
Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Nhi khoa của Ý trên 3.700 trẻ em sau khi bị nhiễm COVID 19, khoảng 17% đang đối phó với các triệu chứng “liên quan đến não”. Bộ Y tế cũng vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em trong đó chú trọng vấn đề cải thiện các triệu chứng nêu trên.
Các triệu chứng COVID “liên quan đến não” phổ biến ở trẻ em bao gồm: Đau đầu; Mệt mỏi; Sương mù não; hay quên; mất vị giác và khứu giác, khó tập trung. Các triệu chứng có thể kéo dài trong nhiều tháng ảnh hưởng đến khả năng học tập hoặc giao tiếp xã hội của trẻ. Theo tiến sĩ Bonat, hầu hết những triệu chứng này sẽ hết trong khoảng một tuần sau khi nhiễm virut. “Tuy nhiên, một số trẻ có thể có các triệu chứng thần kinh dai dẳng – thường là nhức đầu, mệt mỏi, giảm chú ý, khó tập trung”, Tiến sĩ Bonat mô tả.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu thần kinh và tâm lý học nhi khoa vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ mất tập trung sau mắc covid. Một số quan điểm cho rằng đây chỉ là một trong các triệu chứng COVID-19 dai dẳng trên các hệ cơ quan khác. Theo Tiến sĩ Russo, COVID-19 tạo nên phản ứng miễn dịch gây ra tình trạng viêm trong cơ thể, làm tổn thương các bộ phận của hệ thần kinh. Cũng có thể chính vi rút đang xâm nhập vào hệ thần kinh và gây ra tổn thương trực tiếp- ông giải thích. Dù đã đào thảo ra khỏi cơ thể, tổn thương của virus có thể khiến não suy giảm khả năng nhận thức kéo dài. Ngược lại, nguồn gốc tâm lý cũng có thể góp phần khiến trẻ mất tập trung sau mắc Covid.
Do đó, trẻ cần phải được thăm khám cẩn thận sau khi nhiễm Covid 19 và cần có chế độ luyện tập, bổ sung dinh dưỡng hợp lý để cơ thể và não bộ phục hồi.
Cha mẹ nên chăm sóc hệ thần kinh của trẻ như nào thời kỳ hậu Covid?
Sau khi mắc COVID, nếu trẻ bị mệt mỏi và đau đầu không cải thiện, thì cha mẹ nên cho bé đi khám tổng quát và nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy cùng con thực hành các bài tập thức ngủ đúng chu kỳ, tập thể dục thường xuyên và sử dụng các ứng dụng hoặc trò chơi rèn luyện trí não. Đồng thời, cha mẹ hãy thử kích thích nhận thức trẻ bằng câu đố, trò chơi, ứng dụng rèn luyện trí não hoặc học một ngôn ngữ mới.
Đồng thời, cho trẻ ăn một chế độ ăn hỗ trợ phát triển và bảo vệ não bộ như: chất béo không bão hoà đa , protein thực vật, ngũ cốc nguyên hạt ….. Bởi, trong 6 năm đầu đời, não bộ của trẻ phát triển với tốc độ mà chúng ta không tưởng tượng được: Hơn 90% não bộ sẽ hoàn thiện trước 6 tuổi, nghĩa là phần lớn các vùng chức năng của não bộ trẻ đã được xây dựng hoàn tất. Cứ mỗi giây có hơn 1 triệu kết nối thần kinh được tạo ra và cứ 1 mối nối hình thành sẽ nhanh chóng tạo ra 7,000 mối nối khác.
Vì vậy, việc hỗ trợ phát triển não bộ và bảo vệ não bộ là vô cùng cần thiết cho trẻ lúc này.
Omega thực vật – trợ thủ đắc lực giúp bé tăng sự tập trung chú ý, tăng cường trí nhớ, bảo vệ não
Axit béo omega là chất béo không bão hòa đa mang lại nhiều lợi ích về não bộ và sức khỏe tinh thần. Omega được tìm thấy trong một số dạng chiết xuất lỏng từ thực vật (như dầu hạt lý chua đen, quả óc chó…) hoặc trong dầu cá. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay các mẹ bỉm sữa thường nghiêng về Omega thực vật bởi trong thực vật chứa chất ALA, ALA đã được rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh: khi vào cơ thể, sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA theo nhu cầu, giúp cung cấp năng lượng và “nguyên liệu” xây dựng màng tế bào và cấu trúc não bộ ở trẻ, bảo vệ não và tăng cường sự dẻo dai của thần kinh, làm tăng các dẫn truyền thần kinh, nhờ vậy tạo điều kiện cho tế bào não tăng kết nối với nhau, khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ.
Trong một báo cáo tổng quan trên 18 thử nghiệm lâm sàng của nhóm các chuyên gia từ Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan, dẫn đầu là TS. Campoy cho thấy chất béo Omega-3 có vai trò quan trọng trong xây dựng “nhận thức-tư duy” của trẻ, tăng khả năng học hỏi, ghi nhớ và đánh giá.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Mats Johnson 1, Sven Ostlund , Gunnar Fransson , Björn Kadesjö , Christopher Gillberg đang làm việc tại Khoa Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên, Đại học Göteborg, Göteborg, Thụy Điển năm 2006 cũng cho thấy Omega 3 giúp cải thiện tình trạng kém tập trung chú ý cho trẻ.
ALA còn là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào trước các gốc tự do – tác nhân phá hủy tế bào, mô, các tổ chức của cơ thể làm tăng nguy cơ ung thư khi trưởng thành.
Những năm gần đây, hàng triệu mẹ mẹ bỉm sữa ở 60 quốc gia trên thế giới và Việt Nam đang tin dùng sản phẩm chiết xuất từ Omega thực vật như các sản phẩm từ dầu hạt lý chua đen (Ribes nigrum), không có vị tanh, dễ uống, dùng được cho bé từ 1 ngày tuổi. tiểu biểu như TPBVSK Fitobimbi Omega Junior, nhập khẩu nguyên hộp từ Italy.
Điểm đặc biệt, dầu hạt lý chua đen chứa thành phần vitamin E một cách tự nhiên, do đó, giúp bảo quản Omega không bị biến chất. Đồng thời, loại quả này chứa tỷ lệ Omega 6: Omega 3 là 4:1 giúp tối ưu hấp thu Omega vào não.
Dù chưa thể nhìn rõ những cơ chế tổn thương lâu dài trên cơ thể nhưng triệu chứng trẻ mất tập trung, suy giảm trí nhớ sau mắc covid là một vấn đề cấp thiết mà cha mẹ cần can thiệp sớm. Bên cạnh các bài tập phục hồi chức năng, việc kết hợp bổ sung thêm Omega thực vật là điều hết sức quan trọng.