Trẻ mắc chứng bệnh tăng động, chậm nói sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong tương lai, cha mẹ cần chú ý can thiệp sớm.
Tăng động giảm chú ý là một chứng bệnh tâm lý thường gặp ở một số trẻ em có biểu hiện hiếu động hơn bình thường. Trẻ mất tập trung, khó kiểm soát hành động của bản thân, thường xuyên phấn khích hay không thể ngồi yên một chỗ, trẻ chậm nói, phát âm không rõ tiếng hoặc khó sắp xếp các câu đúng ngữ- nghĩa.
Tăng động giảm chú ý nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, tính cách, hành vi và cuộc sống tương lai của trẻ: trẻ có tính tình nóng nảy, bồng bột, hung hăng, xu hướng bạo lực; hành động thiếu suy nghĩ và thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm; kết quả học tập sa sút, khó theo kịp bạn bè đồng trang lứa; Khó kết bạn và duy trì các mối quan hệ lâu dài; Tăng nguy cơ lạm dụng rượu bia, chất gây nghiện khi lớn lên; Mắc kèm rối loạn giấc ngủ, rối loạn chống đối, rối loạn hành vi, cảm xúc…
Nguyên nhân trẻ tăng động chậm nói có thể do trẻ gặp bất thường về cấu trúc não (kích thước của một số khu vực nhỏ hơn so với bình thường; Do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh trong não; Yếu tố di truyền; chế độ ăn thiếu hụt các dưỡng chất (acid béo Omega, kẽm,…) …
10 dấu hiệu dễ nhận biết trẻ tăng động chậm nói bao gồm:
- Hiếu động, nghịch ngợm quá mức
- Thiếu tập trung chú ý, dễ bị phân tâm
- Bốc đồng, hấp tấp, nóng nảy
- Chậm nói, nói các câu từ vô nghĩa
- Trí nhớ kém, hay mắc sai lầm do không để ý chi tiết
- Quậy phá người khác và khó chịu khi phải chờ tới lượt mình
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ
- Không nỗ lực lâu dài và thường dễ bỏ cuộc
- Kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian kém
- Rối loạn cảm xúc, vui buồn thất thường
Tuy nhiên, biểu hiện tăng động giảm chú ý ở mỗi trẻ sẽ khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển.
Trẻ tăng động, chậm nói, cha mẹ cần phải làm gì?
Điều trị tăng động, chậm nói muốn đạt hiệu quả tối ưu cần kết hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa nhiều liệu pháp bao gồm:
Giáo dục các hành vi
Cha mẹ cần lập kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng hoạt động trong ngày mà trẻ cần làm, từ lúc thức dậy, đánh răng, rửa mặt, đi học… đến khi lên giường đi ngủ. Biện pháp này sẽ giúp thiết lập thời gian biểu có tính lặp lại, giúp trẻ hình thành thói quen, hạn chế tình trạng bỏ dở giữa chừng vì quên. Ngoài ra, còn rèn luyện thói quen tổ chức, sắp xếp công việc hàng ngày và thêm sự tập trung chú ý cho trẻ.
Thưởng phạt rõ ràng
Khi trẻ hoàn thành công việc, cha mẹ đừng quên khen ngợi để khích lệ sự cố gắng, nỗ lực mà trẻ đã đạt được. Khuyến khích trẻ thực hiện những hành động đúng qua đồ chơi, sách, truyện… cũng là một gợi ý mà bạn nên tham khảo.
Ngược lại, khi trẻ làm sai, bạn cần nhắc nhở ngay. Tuy nhiên, cần tuyệt đối không được dùng đòn roi vì sẽ có tác động ngược lại, thậm chí khiến trẻ dễ cáu giận, nổi nóng.
Giúp trẻ vui tươi hơn
Trẻ tăng động thường rất dễ mất tập trung, dù chỉ nghe thấy tiếng động nhỏ hoặc tiếng chân người bước qua cũng khiến trẻ chú ý, phân tâm và quên bản thân đang làm gì. Chính vì vậy, phụ huynh cần tạo không gian thật yên tĩnh, không có đồ vật xung quanh và tránh những tiếng ồn nhằm hạn chế sự phân tâm, giúp trẻ chú ý học hơn.
Đồng thời, cha mẹ có thể dùng đồng hồ bấm giờ để đưa ra khoảng thời gian cố định cho trẻ làm một nhiệm vụ gì đó. Hay lên lịch nghỉ ngơi giúp trẻ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.
Trò chuyện với trẻ mỗi ngày
Thường xuyên trò chuyện với trẻ mỗi ngày là cách tốt nhất để gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ cần thường xuyên tâm sự, hỏi han về những khó khăn trẻ gặp phải. Từ đó, xây dựng kế hoạch can thiệp và xử lý một cách đúng nhất.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý:
Một chế độ ăn cho trẻ tăng động đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt chú trọng đến những chất béo lành mạnh là điều vô cùng cần thiết trong quá trình điều trị và can thiệp cho trẻ. Chất béo rất có lợi và là một trong những chất cần thiết trong chế độ ăn cho trẻ tăng động. Acid béo là chất béo cần thiết bởi 60% trọng lượng rắn của bộ não là chất béo. Hãy cho trẻ ăn những loại thức ăn có chất béo lành mạnh, đặc biệt là omega-3.
Nhận tư vấn miễn phí về tình trạng Tăng Động Chậm Nói từ Chuyên gia Bác sĩ
Omega thực vật – Nguồn chất béo hoàn hảo cho trẻ tăng động, chậm nói
Đối với các bé tăng động, có 2 nhiệm vụ cha mẹ cần đặc biệt chú ý kết hợp song song: Can thiệp càng sớm càng tốt cho bé và bổ sung dưỡng chất giúp phát triển não bộ cho bé, trong đó, quan trọng nhất là bổ sung Omega thực vật.
Một nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Anh và Đài Loan trên 92 trẻ em từ 6 đến 18 tuổi mắc tăng động giảm chú ý trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng trong 12 tuần. Họ đo nồng độ Omega trong máu của trẻ em này khá thấp so với mức độ yêu cầu. Một nghiên cứu khác năm 2009 của Đại học McGill, Montréal, Québec (Canada) do Tiến sĩ Stacey Bélanger chủ trì trên 37 trẻ tăng động giảm chú ý trong 16 tuần cho thấy: điều trị axit béo omega-3 ở trẻ em bị rối loạn tăng động giảm chú ý có hiệu quả rõ rêt. Điều này chứng tỏ mức quan trọng của axit béo omega-3 đối với chứng tăng động của trẻ.
Axits béo omega-3 gồm DHA, EPA và ALA là các chất béo nền tảng cấu trúc nên não bộ, võng mạc và tế bào thần kinh. Các axit béo omega-3 này có tác dụng thuyên giảm tình trạng căng thẳng kéo dài của tế bào, điều trị các triệu chứng viêm liên quan đến tế bào thần kinh. Omega-3 đóng vai trò quan trọng giúp mắt trẻ sáng hơn, tăng khả năng quan sát, nhận xét và đánh giá sự vật, sự việc xung quanh. Theo đó, việc cung cấp ALA, DHA và EPA với tỷ lệ thích hợp giúp não bộ của trẻ tăng khả năng tập trung, chú ý, cái thiện tình trạng hay quên hoặc sao nhãng, giúp trẻ ăn ngon miệng, ngủ tốt, khiến tinh thần thoải mái, giảm cáu gắt vô cớ, đặc biệt, ALA giúp hỗ trợ bảo vệ tế bào trước sự phá hủy của các gốc tự do.
Omega thực vật là nguồn chất béo hoàn hảo cho trẻ tăng động, chậm nói bởi có chứa dưỡng chất ALA. Khi vào cơ thể, ALA sẽ chuyển đổi thành hai dạng axit béo omega-3 là EPA và DHA. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí y học Frontiers in Pharmacology (Thụy sĩ): Tính thấm của ALA là cơ chế quan trọng nhất trong bảo vệ tính toàn vẹn của tế bào thần kinh. Bởi ngay từ khi sinh ra, não bộ chỉ có 100 triệu tế bào thần kinh. Tuy nhiên số lượng tế bào thần kinh không tăng lên mà chỉ chết dần đi. Do đó, vai trò bảo vệ tế bào thần kinh của ALA là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ, trong đó có các bé tăng động giảm chú ý.
Là sản phẩm Omega thực vật uy tín nhất trên thị trường hiện nay, TPBVSK Fitobimbi Omega Junior được các chuyên gia khuyên dùng và hơn hàng triệu mẹ bỉm sữa tại hơn 60 quốc gia và Việt Nam đang tin tưởng sử dụng. TPBVSK Fitobimbi Omega Junior chiết xuất từ dầu hạt Lý chua đen- dược phẩm quý chứa đậm đặc tinh chất Omega. Đồng thời, Fitobimbi Omega Junior có chứa thành phần vitamin E một cách tự nhiên, do đó, giúp bảo quản Omega không bị biến chất. Đồng thời, loại quả này chứa tỷ lệ Omega 6: Omega 3 là 4:1 giúp tối ưu hấp thu Omega vào não.
TPBVSK Fitobimbi Omega Junior không có vị tanh có thể dùng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi được sản xuất tại Pharmalife Research, công ty dược phẩm uy tín hàng đầu tại Châu Âu (Italy) trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn cGMP do FDA Hoa Kỳ cấp, được chứng nhận ISO 9001, ISO 13485, ISO 22000. TPBVSK Fitobimbi Omega Junior sử dụng nguồn dược phẩm chuẩn hóa Châu Âu, đáp ứng 5 không: Không cồn, không Lactose, không Gluten, không chất bảo quản, không có nguy cơ nhiễm chì, thuỳ ngân, kim loại nặng nên rất an toàn cho bé.
Hiện nay, TPBVSK Fitobimbi Omega Junior đã được Công ty Cổ phần Dược phẩm Delap nhập khẩu nguyên hộp về Việt Nam và phân phối độc quyền trên toàn quốc. Mẹ có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc hoặc các shop mẹ bà bé một cách dễ dàng.
Vì một tương lai tươi sáng cho con, cha mẹ hãy can thiệp sớm nếu phát hiện con có những triệu chứng tăng động chậm nói. Đặc biệt, bổ sung ngay thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ Omega thực vật giúp não bộ của trẻ tăng khả năng tập trung, chú ý, giúp bé tăng hiệu quả can thiệp. Đồng thời, hỗ trợ cải thiện tinh thần, tâm trạng và các triệu chứng tăng động giảm chú ý cho bé.
Cha mẹ có thể tham khảo chị Thu Hằng cải thiện chứng tăng động chậm nói cho con tại Link này: