Khoảng 16% trẻ có biểu hiện chậm phát triển khi học nói những năm đầu đời và 1 nửa trong số đó gặp phải những khó khăn dai dẳng những năm sau đó. Vì vậy, mẹ nên lưu ý để phát hiện chậm nói từ sớm cho trẻ và có hướng can thiệp kịp thời.
Chậm nói hiện đang là một trong những vấn đề đáng báo động ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào thời đại ngày nay, khi rất nhiều gia đình cho con tiếp xúc quá sớm với các thiết bị công nghệ. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa Heidi M Feldman,Trường Đại học Y khoa Stanford thì học nói là 1 trong những nhiệm vụ hàng đầu của trẻ vào những năm đầu đời, tuy nhiên, khoảng 16% trẻ có biểu hiện chậm phát triển khi học nói những năm đầu đời và 1 nửa trong số đó gặp phải những khó khăn dai dẳng, dẫn đến tình trạng chậm nói. Chính vì vậy, ngay từ vài tháng tuổi, mẹ đã cần theo dõi các biểu hiện xem con có dấu hiệu chậm nói hay không để kịp thời giúp con học nói.
Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ chậm nói qua các giai đoạn
Ngay từ khi 3 – 4 tháng, các bé đã chú ý đến âm thanh tiếng động, thậm chí có thể quay ra khi nghe ai đó gọi. Nhưng nếu bé không đáp ứng với tiếng động mạnh hay không nhìn vào người đang nói chuyện cùng bé, không hớt chuyện xung quanh thì mẹ nên lưu ý vì có thể bé đã có biểu hiện sớm của việc chậm nói.
Đến giai đoạn 5 – 6 tháng bố mẹ đã cần theo sát sự phát triển ngôn ngữ của con bởi lúc này, trẻ bắt đầu “ê, a”, thậm chí có những trẻ ở giai đoạn này nói được những từ như “bà, mẹ, ti…”. Tuy nhiên đây là âm ngữ chứ không phải ngôn ngữ, tức là đứa trẻ đó nói nhưng không nói lại được theo yêu cầu của người khác. Dấu hiệu trẻ chậm nói có thể nhận thấy thông qua việc bé không phát ra các âm ngữ, cũng không chú ý khi có người xung quanh nói chuyện.
Thông thường giai đoạn từ 8-12 tháng bé có thể phát ra những âm tiết đơn giản như “mama”, “baba”… có thể bập bẹ nói chuyện với những người quen, bắt chước âm thanh khi nghe người lớn nói ra và những hành động tạo ra âm thanh được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng với trẻ chậm nói thì bé không có những biểu hiện trên, thậm chí cũng không la hét để kéo sự chú ý, trẻ không khóc để thể hiện sự không muốn hoặc khó chịu cũng là một trong những dấu hiệu trẻ chậm nói.
Khi 12-18 tháng tuổi, bé nói được phần lớn câu một từ khi được yêu cầu, biết giả vờ gọi điện thoại nói xì xồ. Đồng thời, biết giả vờ uống nước, bắt chước tiếng ho, hắt xì, làm tiếng các con động vật kêu. Nhiều trẻ đã có thể nói được câu 2 từ đơn ở 16-18 tháng và hiểu được hơn khoảng 50 từ. Tuy nhiên, trẻ chậm nói sẽ không đáp ứng được những sự phát triển này, cũng không biết làm những động tác vẫy tay để chào và tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay. Khi hỏi trẻ về một đồ vật hay bộ phận trên cơ thể, trẻ không trả lời cũng không chỉ tay nhưng nếu vẫn lắc đầu thể hiện không biết thì vẫn là bình thường.
Giai đoạn 18 – 24 tháng trẻ có thể dùng câu dài khoảng 2-4 từ, với các loại động từ và danh từ khác nhau, ví dụ mẹ bế, cầm tay,… vốn từ bé nói được cũng tăng lên nhanh chóng khoảng 200-300 từ. Dấu hiệu trẻ chậm nói ở giai đoạn này đã rõ ràng hơn như không nói được từ nào hoặc phát âm rất khó khăn, không chú ý vào cuộc hội thoại với mọi người xung quanh,… Bố mẹ cần quan sát kỹ để phát hiện kịp thời tình trạng của bé.
Chậm nói ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ
Tác giả PA Silva làm việc tại khoa Nhi và Sức khỏe Trẻ em, Trường Y Đại học Otago, New Zealand cho rằng trẻ chậm nói sẽ có nguy có chậm phát triển về trí thông thông minh, khả năng đọc hiểu và nhận thức hành vi. Theo nghiên cứu này, hầu hết những đứa trẻ chậm nói có chỉ số IQ và điểm đọc trung bình thấp hơn đáng kể so với các bạn. Sự khác biệt này kéo dài đến khi trẻ 7 tuổi và 9 tuổi, thậm chí, chỉ số IQ thấp hơn hẳn đến 11 tuổi.
Theo tác giả Julia R Irwin làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em, Đại học Yale, Hoa Kỳ thì trẻ thường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc và giao tiếp xã hội. Vì vậy, chúng dễ chán nản, buồn phiền, thu mình với mọi người xung quanh, thậm chí là mắc trầm cảm.
Chậm nói ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như cuộc sống của trẻ nhưng cha mẹ lại ít khi để ý để phát hiện sớm những dấu hiệu của vấn đề này. Thạc sỹ Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng tâm lý giáo dục, cũng nhận định rằng: “Không ít phụ huynh có tư tưởng khi thấy con có biểu hiện chậm nói đều coi đó là chuyện bình thường, thậm chí con 18 tháng chưa nói được thì đợi đến 2 tuổi, 3 tuổi kiểu gì cũng biết nói… Chính điều này đã làm lỡ mất giai đoạn vàng để can thiệp giúp các cháu”.
Các mẹ nên làm gì khi phát hiện trẻ chậm nói
Chậm nói gây cản trở quá trình giao tiếp, tương tác xã hội, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Do đó, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm nói, cha mẹ nên luyện cho con giao tiếp bằng mắt, các trò chơi bắt chước, tương tác tác tại nhà.
Khả năng bắt chước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là 1 cơ chế quan trọng để học hỏi xã hội, giúp hình thành và phát triển kỹ năng vận động, nhận thức. Nó cũng là kỹ năng tiền đề cho việc học ngôn ngữ của trẻ. Mẹ có thể dạy bé kỹ năng này theo từng tháng tuổi.
Với trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi: mẹ có thể dạy bé bắt chước các kiểu khuôn mặt và âm thanh khác nhau. Ví dụ mặt vui là aaaa, mặt buồn là uuuu, mặt nhăn là tà tà tà…
Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: mẹ có thể dạy bé bắt chước các động tác bằng bàn tay: vỗ tay, vỗ đầu, vỗ tay lên bàn. Đồng thời dạy bé bắt chước tiếng kêu của các con vật: meo meo, ò ó o, um bò, chíp chíp. Nếu bé bật được âm nào ra dù không đúng hãy vỗ tay khích lệ và khen bé.
Với trẻ từ 13 đến 18 tháng tuổi: có thể dạy bé bắt chước tác động với đồ vật, ví dụ: ôm mèo bông, vuốt lưng mèo, thơm mèo… Với bé từ 18 đến 24 tháng tuổi: mẹ nên dạy trẻ bắt chước động tác với đồ vật có ý thức phân biệt. Ví dụ: cái muỗng bỏ vào cái chén, bút màu bỏ vào hộp…
Ngoài việc tập các bài tập bổ trợ thì dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong quá trình dạy nói cho trẻ. Các chuyên gia tại khoa Dinh Dưỡng, Đại học Chile, Chile đã chỉ ra rằng, các axit béo thiết yếu (Omega 3 và 6) đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ, cơ quan này điều khiển cơ mặt, ngôn ngữ và lời nói, vì vậy, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất tiếng nói ở em bé. Thêm vào đó, chất ALA trong Omega 3 từ thực vật còn giúp trẻ tăng khả năng tập trung, tăng khả năng phản xạ với thông tin nhận được. Nhờ đó, giúp bé bắt chước người lớn nói tốt hơn. Đồng thời giúp bé tăng cường khả năng nhận thức, khả năng ngôn ngữ và trí thông minh.
Từ 0 đến 5 tuổi được xem là giai đoạn vàng để xây dựng và hoàn thiện chức năng não bộ. Đây cũng là lúc mà khớp thần kinh phát triển mạnh mẽ nhất, kích thước của não bộ cũng tăng lên rõ rệt. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung sản phẩm có Omega 3 và Omega 6 từ thực vật cho bé sớm nhất có thể, tốt nhất là từ 1 ngày tuổi, ví dụ như sản phẩm TPBVSK Fitobimbi Omega Junior (Fitobimbi Omega Junior) được nhập khẩu nguyên hộp từ Italy về Việt Nam.
Đây là sản phẩm dành cho trẻ từ 1 ngày tuổi, giúp hỗ trợ bổ sung Omega 3 và 6 từ thực vật như quả lý chua đen, hỗ trợ quá trình phát triển não bộ và ngôn ngữ của trẻ nhỏ, là trợ thủ đắc lực giúp các mẹ dạy bé nhanh biết nói hơn, sử dụng đồng thời với việc luyện giao tiếp bằng mắt và luyện các kỹ năng bắt chước và tập nói như trên để đạt hiệu quả tốt.
Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Ý và sản xuất bởi Công ty Pharmalife Research (Italy) – đơn vị Dược phẩm uy tín với kinh nghiệm hơn 20 trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ thảo dược. Fitobimbi Omega Junior đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chứa Gluten, Lactose nên ba mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng cho bé.
Với những điểm ưu việt của mình, Fitobimbi Omega Junior đang là lựa chọn ưu tiên của các mẹ ở 60 quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam dùng để bổ sung Omega hàng ngày cho trẻ từ 1 ngày tuổi trở lên.
Thông tin cho bạn đọc:
Hiện nay, TPBVSK Fitobimbi Omega Junior đã được công ty cổ phần Dược Phẩm Delap nhập khẩu nguyên hộp về Việt nam và phân phối tại các nhà thuốc, các cửa hàng mẹ và bé trên toàn quốc.
Website: https://fitobimbi.vn/san-pham/omega-junior/ Fanpage: https://www.facebook.com/omegajunior.vn
Tổng đài tư vấn: 1800 8070 |
Nguồn:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7236655/
https://www.mottchildren.org/posts/your-child/speech-and-language-development
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/Pages/Language-Delay.aspx
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2444484/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12410075/