Theo nhiều nghiên cứu, trẻ nhỏ có khả năng học tới 2100 từ trong vòng 1 phút. Tuy nhiên, nếu không biết cách khai thác tiềm năng cho bé, con của bạn có thể rơi vào nhóm 10% trẻ chậm nói hơn các bé đồng trang lứa. Các nghiên cứu về quỹ đạo phát triển các kỹ năng giao tiếp sớm của bé đã chỉ ra 5 kỹ năng tiền đề quan trọng bậc nhất giúp bé học nói “nhanh như chớp”, mẹ nên luyện cho con hàng ngày.
1. Giao tiếp bằng mắt
Nghiên cứu của Atsushi Senju – Trung tâm Phát triển Trí não và Nhận thức, Birkbeck, Đại học London, Malet Street, London đã chỉ ra: trong năm đầu tiên, giao tiếp bằng mắt điều chỉnh khả năng học hỏi của trẻ sơ sinh và mức độ kích hoạt vỏ não. Đứa trẻ giao tiếp bằng mắt càng nhiều, thì càng nhanh nhẹn, hoat bát, thông minh.
Phát triển quan điểm này, tác giả Jing Jiang, Kamila Borowial và cộng sự thuộc Viện Max Planck về Khoa học Não và Nhận thức, Đức trong nghiên cứu về cơ chế thần kinh của giao tiếp bằng mắt, được thực hiện năm 2017 cũng khẳng định: Giao tiếp bằng mắt là 1 tín hiệu trực quan mạnh mẽ để xây dựng liên kết xã hội đầu tiên của trẻ sơ sinh. Giao tiếp bằng mắt sẽ kích thích các khu vực vỏ não thị giác, các bộ phận não liên quan đến xử lý tâm trí, chủ ý, vỏ não trung gian trước trán, giúp điều khiển cho cơ miệng hoạt động.
Do đó, muốn bé nhanh nói, điều tiên quyết cần phải làm là rèn kỹ năng giao tiếp bằng mắt cho bé.
Hàng ngày, mẹ có thể thực hiện các trò chơi tăng giao tiếp bằng mắt cho bé:
– Trò chơi 1: Đáp lại khi gọi tên: mẹ ngồi trên ghế ngang với bé, sau đó gọi tên bé. Tiếp tục đưa đồ chơi ngang tầm mắt mẹ và tầm mắt bé, gọi tên bé. Bé nhìn vào mắt mẹ mới cho bé đồ chơi. Sau 1 thời gian rèn luyện và bé đã quay lại, mẹ kéo dài thời gian trong 5 giây rồi mới đưa đồ chơi cho bé.
– Trò chơi 2: Chạm vào mũi bé
Mẹ dùng tay chạm vào mũi bé rồi lại chạm vào mũi mẹ để bé nhìn mẹ, sau đó mỉm cười.
Mẹ làm tương tự với các bộ phận khác trên khuôn mặt như miệng, trán, má….
– Trò chơi 3: Mặt hề trong gương
Hai mẹ con đứng trước gương và chơi trò chơi làm mặt hề. Nhưng phải nhìn vào gương và bé cần tiếp xúc ánh mắt với mẹ trong gương.
2. Sử dụng ngón trỏ
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2014 về vai trò của cử chỉ trong việc học và tạo ngôn ngữ đã cho thấy: Cử chỉ đóng vai trò quan trọng giúp hình thành các khối thông tin vào não. Và là cơ sở để xây dựng ngôn ngữ và các kỹ năng nhận thức khác.
Mẹ có thể hàng ngày rèn cho con kỹ năng này thông qua những trò chơi quen thuộc như:
– Trò chơi chi chi chành chành.
– Dùng ngón tay trỏ chỉ vào các hình ảnh con vật, đồ dùng, sơ đồ cơ thể…và dạy trẻ dùng ngón tay trỏ biểu đạt thứ mình muốn
Ví dụ: Mẹ Hỏi ba đâu? Trẻ : (không nói) nhưng chỉ vào ba.
3. Bắt chước
Không chỉ có giao tiếp bằng mắt và sử dụng ngón trỏ, khả năng bắt chước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là 1 cơ chế quan trọng để học hỏi xã hội, giúp hình thành và phát triển kỹ năng vận động, nhận thức. Nó cũng là kỹ năng tiền đề cho việc học ngôn ngữ của trẻ.
Mẹ có thể dạy bé kỹ năng này theo từng tháng tuối:
– Với trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi: mẹ có thể dạy bé bắt chước các kiểu khuôn mặt và âm thanh khác nhau
Ví dụ mặt vui là aaaa, mặt buồn là uuuu, mặt nhăn là tà tà tà…
– Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: mẹ có thể dạy bé bắt chước các động tác bằng bàn tay: vỗ tay, vỗ đầu, vỗ tay lên bàn.
Đồng thời dạy bé bắt chước tiếng kêu của các con vật: meo meo, ò ó o, um bò, chíp chíp.
Nếu bé bật được âm nào ra dù không đúng hãy võ tay khích lệ và khen bé
– Với trẻ từ 13 đến 18 tháng tuổi: có thể dạy bé bắt chước tác động với đồ vật: ví dụ: ôm mèo bông, vuốt lưng mèo, thơm mèo…
– Với bé từ 18 đến 24 tháng tuổi: mẹ nên dạy trẻ bắt chước động tác với đồ vật có ý thức phân biệt.
Ví dụ Cái muỗng bỏ vào cái chén. Bút màu bỏ vào hộp
Để lại SĐT nhận tư vấn miễn phí về cách khắc phục tình trạng Chậm nói từ Chuyên gia Bác sĩ
4. Chờ đến lượt
Ngoài ra, chờ đến lượt là 1 kỹ năng quan trọng trong sự phát triển hội thoại mà mẹ cần dạy cho bé. Để bé biết lắng nghe người khác nói rồi tới lượt mình tiếp tục câu chuyện.
Kỹ năng này có thể được rèn luyện qua các trò chơi sau:
– Xếp hàng: mẹ có thể nghĩ ra các trò chơi như bò, đi nhưng mỗi lần chỉ có 1 người chơi được tham gia, bé sẽ phải xếp hàng để chơi và chờ đến lượt mình.
– Banh và túi cát: Mẹ ngồi đối diện với bé và ném banh, túi cát cho bé, và khuyến khíc bé ném lại.
– Một đoàn tàu: mẹ bé và bố có thể chơi trò đoàn tàu và luân phiên người làm trưởng tàu.
5. Bổ sung Omega 3 – giúp não bộ phối hợp ghi nhớ, bắt chước và phát âm
Cuối cùng, nên nhớ rằng, sự sản xuất tiếng nói cũng là kết quả của hàng loạt kích thích và dẫn truyền thông qua tế bào thần kinh đến các cơ quan đích để giúp trẻ ghi nhớ, đáp ứng và phát ra ngôn ngữ. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ Omega 3 và Omega 6 ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất quan trọng cho các kết nối thần kinh này hoạt động hiệu quả.
Theo một nghiên cứu tổng quan và phân tích dữ liệu từ 24 nghiên cứu khác nhau bởi nhóm của TS. Cooper, ĐH King’s College London đã cho thấy chất béo Omega-3 giúp cải thiện khả năng học hỏi và nhận thức của não bộ.
Mặt khác, TS. Kirby cùng cộng sự tại ĐH South Wales, Anh đã xem xét 29 thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em và khẳng định chế độ ăn giàu chất béo giúp hổ trợ khả năng đọc, nói, đánh vần, nhận thức của trẻ, giúp não bộ phối hợp ghi nhớ, bắt chước và vận động với cơ miệng tốt hơn.
Tuy là nguồn dưỡng chất quan trọng nhưng chất béo omega-3 là dạng cơ thể không tự tổng hợp được, mà phải bổ sung từ bên ngoài. Nguồn chất béo này có nhiều trong quả lý chua đen, cá hồi, cá thu, cá biển sâu.
Trẻ nhỏ được khuyên nên duy trì 3 ngày/tuần những loại cá trên, trung bình 180g thịt cá đã nấu chín/ngày cho trẻ từ 1-5 tuổi. Nếu trẻ không ăn đủ lượng trên, có thể sử dụng Omega dạng lỏng dễ hấp thụ như dòng TPBVSK Fitobimbi Omega Junior nhập khẩu nguyên hộp từ Italy.
TPBVSK Fitobimbi Omega Junior được chiết xuất hoàn toàn từ thực vật, giúp hỗ trợ phát triển não bộ, tốt cho mắt, dùng được cho bé từ 1 ngày tuổi. Đây là sản phẩm thuộc nhóm Fitobimbi sơ sinh – siro thảo dược Italy – cùng con vững bước.
Sản phẩm được nghiên cứu, chiết xuất theo công nghệ Phytotherapy – “trị liệu bằng thảo dược” và sản xuất trên dây chuyền hiện đại, kiểm soát nghiêm ngặt và đạt các tiêu chuẩn khắt khe như cGMP-FDA, ISO 9001, ISO 22000,…của Pharmalife Research – công ty dược phẩm hàng đầu nước Ý và châu Âu, đem lại hiệu quả cao, hoàn toàn không có mùi tanh, thân thiện với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đặc biệt, TPBVSK Fitobimbi Omega Junior chứa tỷ lệ Omega 6/Omega 3 là 4:1 – Theo TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Irael cho biết tỷ lệ này là lí tưởng cho sự hấp thu vào não.
Đến nay, Fitobimbi Omega Junior đã có mặt tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới và được công ty Cổ phần Dược phẩm Delap nhập khẩu, phân phối độc quyền tại Việt Nam. Trong suốt lịch sử phát triển hơn 20 năm của mình, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Fitobimbi Omega Junior đã đồng hành cùng hàng triệu trẻ em từ 0 – 12 tuổi trên toàn thế giới giúp bé phát triển toàn diện về trí tuệ.
Các thông tin chi tiết ba mẹ có thế tham khảo thêm tại Website chính thức của TPBVSK Fitobimbi Omega Junior: https://omegajunior.vn/ hoặc Fanpage: Fitobimbi.
Tổng đài tư vấn miễn phí: 0976 807 722
Chuyên gia tư vấn dùng Fitobimbi Omega Junior cho bé chậm nói
Mẹ có con chậm nói dùng Omega được 2 lọ cải thiện hiệu quả