Rối loạn ngôn ngữ là chướng ngại lớn nhất trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Rối loạn này sẽ gây khó khăn trong việc hiểu người khác nói gì hay chính là khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin qua lời nói trong việc giao tiếp.
Rối loạn ngôn ngữ là gì?
Rối loạn ngôn ngữ là một dạng di chứng não, do vùng não bộ đảm nhận chức năng ngôn ngữ bị suy yếu. Khi cơ thể mắc phải những bệnh lý hay có những tổn thương khó có thể phục hồi tại não bộ, trẻ sẽ gặp vấn đề khó khăn trong việc trao đổi thông tin, giao tiếp với mọi người xung quanh bằng lời nói. Đồng thời, trẻ cũng có thể nói khó, nói ngọng, khó trình bày mong muốn của bản thân, không hiểu được lời nói…
Nguyên nhân trẻ bị rối loạn ngôn ngữ
Phần lớn trẻ sơ sinh và trẻ em, ngôn ngữ phát triển tự nhiên khi bắt đầu sinh. Để phát triển ngôn ngữ, một đứa trẻ cần có khả năng nghe, nhìn, hiểu và ghi nhớ. Trẻ em cần có khả năng thể chất để hình thành lời nói.
Có tới 1 trên 20 trẻ em xuất hiện triệu chứng. Khi không rõ nguyên nhân, đó được gọi là rối loạn ngôn ngữ phát triển.
Những vấn đề về kỹ năng giao tiếp thường bắt đầu trước 4 tuổi. Một số rối loạn hỗn hợp ngôn ngữ khác là do chấn thương não. Những điều kiện này đôi khi bị chẩn đoán nhầm là rối loạn phát triển.
Rối loạn ngôn ngữ có thể xảy ra ở trẻ em có vấn đề phát triển khác, rối loạn phổ tự kỷ, mất thính giác hay khuyết tật học tập. Một số khác cũng có thể được gây ra bởi tổn thương hệ thống thần kinh trung ương, được coi là chứng mất ngôn ngữ.
Đứa trẻ có thể có một số kỹ năng ngôn ngữ, tuy nhiên không giống với trẻ khác, lời nói và ngôn ngữ không phát triển bình thường. Hoặc cách mà các kỹ năng này phát triển sẽ khác so với bình thường.
Triệu chứng cha mẹ cần lưu ý
Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường sẽ bị chậm nói. Khi trẻ nói, trẻ thường sử dụng câu ngắn hơn, ít phức tạp hơn so với độ tuổi của mình.
Trẻ thường nói ngược, nói đảo lộn, nói sai ngữ pháp, có vốn từ vựng ít và thỉnh thoảng gặp khó khăn trong việc tìm từ đúng.
Khi tham gia vào cuộc trò chuyện, trẻ không thể cung cấp đầy đủ thông tin về những sự kiện quan trọng mà mình đã trải qua hoặc kể một câu chuyện không mạch lạc.
Trẻ thường nói một mình, phát âm vô nghĩa, nói nhại lời và nói lộn xộn. Thường biểu hiện này là do khuyết tật về phát triển hoặc rối loạn tâm thần bệnh lý.
Trẻ không lắng nghe ai nói với mình, thậm chí không quan tâm khi có người đọc sách cho nghe.
Trẻ 3 tuổi nhưng không hiểu được các câu nói phức tạp, không làm theo được mệnh lệnh đơn giản bằng lời.
Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những gì người khác nói. Chính vì vậy, trẻ cũng gặp khó khăn khi làm theo hướng dẫn. Trẻ thường nhắc lại ngôn ngữ của người khác và nói chậm hơn so với độ tuổi của mình.
Trẻ có vẻ nhút nhát hoặc dè dặt và trẻ có thể chỉ muốn giao tiếp với những thành viên trong gia đình hoặc người quen thuộc.
Rối loạn ngôn ngữ chia làm mấy loại?
Trẻ rối loạn ngôn ngữ diễn đạt
Trẻ thường gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ và thể hiện bản thân. Trẻ hiểu những gì người khác nói nhưng thường không diễn đạt được suy nghĩ và cảm xúc của mình. Đây không chỉ là khó khăn trong việc phát âm mà còn gây ảnh hưởng đến ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói của trẻ.
Những trẻ mắc chứng rối loạn diễn đạt ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong việc: thể hiện suy nghĩ, ý tưởng, kể chuyện, dùng từ chính xác, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, đặt câu hỏi, gọi tên đồ vật, hát hoặc làm thơ…
Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận
Đây là những trẻ gặp khó khăn trong quá trình hiểu ngôn ngữ. Trẻ thường khó nắm bắt ý nghĩa của từ ngữ mà trẻ nghe và đọc được, gồm cả những điều mà trẻ nói và những điều trẻ đọc được. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề về học tập và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận sẽ gặp khó khăn trong việc: Hiểu lời người khác nói, hiểu ngôn ngữ cơ thể, hiểu nguyên lý, khái niệm và ý tưởng, hiểu những gì mình đọc được, trả lời câu hỏi, học từ mới, nhận diện đồ vật, tuân theo chỉ dẫn,…
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ
Theo các bác sĩ, để giảm thiểu tình trạng này ở trẻ thì cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tivi, ipad, màn hình vi tính, nhất là trẻ từ 0 đến 3 tuổi.
Bởi đây là thời kỳ đầu xây dựng ngôn ngữ của trẻ, nếu thời kỳ này cha mẹ không quan tâm đến phát triển ngôn ngữ của trẻ khiến trẻ thiệt thòi so với những đứa trẻ khác.
Cha mẹ cũng nên quan tâm đến trẻ hơn, hướng dẫn trẻ làm quen với đồ vật, hành động và cử chỉ kiên quan đến nhu cầu mong ước của trẻ. Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu rối loạn mẹ nên đưa trẻ đi khám, kết hợp điều trị cùng bác sĩ để nhanh chóng hết bệnh.
Việc điều trị chủ yếu là trị liệu ngôn ngữ và ngôn ngữ để cải thiện những kỹ năng ngôn ngữ diễn cảm và tiếp thu. Tâm lý trị liệu cũng có thể là một công cụ hữu ích để quản lý những vấn đề cảm xúc và hành vi có thể phát sinh ở trẻ.
Fitobimbi Omega Junior – Tăng cường sức khỏe não bộ
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể bổ sung sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe não bộ, dành cho trẻ rối loạn ngôn ngữ. Trong đó, có sản phẩm Fitobimbi Omega Junior đến từ Châu Âu được rất nhiều người an tâm sử dụng. Được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên như dầu hạt Lý chua đen, dầu Đậu nành, vitamin E, vitamin B6.
Fitobimbi Omega Junior giúp bổ sung các axit béo không no Omega 3, Omega 6 từ thực vật, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với tỉ lệ vàng Omega 6/ Omega 3 là 4/1 tối ưu cho hoạt động chức năng của não, giúp trẻ tập trung, cải thiện quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ hiệu quả.
Nên bổ sung Omega Junior theo liệu trình ít nhất từ 1 – 3 tháng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát triển não bộ và trí tuệ cho trẻ. Mặt khác, nhờ có thành phần thảo dược chuẩn hóa Châu Âu nên Fitobimbi Omega Junior đảm bảo an toàn đối với sức khỏe trẻ nên cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Để nhận được những lời khuyên hữu ích của chuyên gia về cách điều trị cho trẻ rối loạn ngôn ngữ, bạn hãy gọi tới số hotline 0976.80.77.22.
Nguồn bài viết: https://thongminhmatsang.com/