Chậm nói ở trẻ là một trong những vấn đề muôn thuở khiến cha mẹ nào cũng lo lắng và sốt ruột. Chậm nói không chỉ làm hạn chế khả năng giao tiếp của bé mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ về sau. Chính vì vậy, điều quan trọng là cần tìm được nguyên nhân khiến trẻ chậm nói để từ đó có giải pháp phù hợp nhất. Bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp cho cha mẹ về vấn đề trẻ chậm nói.
Cảnh báo thực trạng trẻ chậm nói ngày càng phổ biến
Chậm nói là tình trạng tốc độ phát triển về ngôn ngữ của trẻ không đạt được các mốc phát triển như bình thường. Đây có thể là chậm nói đơn thuần không có gì đáng ngại nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác.
Một điều đáng lưu ý là tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ ngày càng phổ biến. Theo một thống kê trên thế giới, tỷ lệ chậm nói được báo cáo ở trẻ em từ 2 đến 7 tuổi dao động từ 2,3-19%. Theo ThS.BS Vũ Ngân Quỳnh – Khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương: “Hiện nay, biểu hiện trẻ chậm nói khá phổ biến. Theo thống kê của BV Nhi Trung ương, tỷ lệ trẻ chậm nói khám ở viện chiếm tới 65-70% số trẻ đến khám.” Đây là một con số đáng lo lắng bởi chậm nói ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ không chỉ nhất thời mà còn cả về sau.
Trẻ chậm nói – tuyệt đối không được chủ quan
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em có vấn đề về lời nói và ngôn ngữ trong giai đoạn 2 tuổi đến 5 tuổi gặp khó khăn hơn trong việc đọc sau này. Một nguyên nhân khiến các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến vấn đề chậm nói ở trẻ, đó là: chậm nói là một trong những dấu hiệu của chứng rối loạn phát triển như rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý,…
Trên thực tế, có nhiều trẻ biết đi từ rất sớm nhưng lại nói muộn. Cha mẹ cứ nghĩ rằng điều này là bình thường bởi khi trẻ dành nhiều thời gian để học các kỹ năng về thể chất thì sẽ ít tập trung vào sự phát triển lời nói. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa thời điểm trẻ biết đi và nói cách nhau quá xa, chẳng hạn trẻ đi nhoay nhoáy từ 9 tháng tuổi mà đến 20 tháng vẫn chưa biết nói, cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám để áp dụng các biện pháp can thiệp.
Biểu hiện của trẻ chậm nói không phải ai cũng nắm được
Trước hết, cha mẹ cần nắm được các mốc phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ như sau:
- Vào khoảng 6 đến 9 tháng tuổi, trẻ có thể bập bẹ các âm tiết và bắt đầu bắt chước âm điệu khác nhau.
- Đến 12 tháng tuổi, trẻ đã có thể nói được những từ đơn đầu tiên như “bố”, “mama”, “bà”, biết sử dụng cử chỉ để chỉ trỏ hoặc gật, lắc đầu, vẫy tay,…
- Trong giai đoạn 18 tháng đến 24 tháng tuổi, trẻ đã có thể sử dụng khoảng 50 từ và bắt đầu ghép hai từ với nhau thành một câu ngắn. Ví dụ như “ăn măm”, “đi đi”, “mẹ bế”,…
- Từ 2-3 tuổi, trẻ có thể ghép thành câu dài 4-5 từ. Trẻ đã biết nhận diện và xác định hầu hết các đồ vật và hình ảnh thông thường cũng như các đại từ xưng hô.
- Từ 3-5 tuổi, trẻ có thể thực hiện các cuộc trò chuyện dài và phức tạp hơn và hầu như người lớn sẽ hiểu những gì trẻ nói.
Khi nhận thấy trẻ không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ bình thường, cha mẹ cần lưu ý theo dõi các biểu hiện của con. Ngoài ra, các thống kê cũng chỉ ra bé trai chậm nói hơn bé gái. Nếu tốc độ phát triển của bé quá chậm, bạn cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa để được đánh giá và tư vấn.
Giải mã 5 nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Chậm nói ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất:
Trẻ gặp các vấn đề về miệng
Một số vấn đề về miệng, lưỡi, vòm họng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ như dính thắng lưỡi, hở hàm ếch,… Các vấn đề này còn ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ, ăn uống của trẻ.
Môi trường thiếu sự kích thích
Hiện nay, rất nhiều cha mẹ vì quá bận rộn với công việc nên không dành nhiều thời gian để tương tác với trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, môi trường đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, đặc biệt là môi trường gia đình. Do đó, sự thiếu tương tác giữa bé và cha mẹ không chỉ khiến trẻ không cảm nhận được sự yêu thương mà còn làm cho bé gặp phải khó khăn trong sự phát triển khả năng nói. Ngoài ra, trẻ xem tivi nhiều chậm nói cũng là một vấn đề quan ngại. Khi xem tivi hoặc các thiết bị điện tử quá nhiều, trẻ sẽ chỉ nhận được thông tin một chiều mà không có sự trao đổi, giao tiếp giữa 2 bên. Chính điều này cũng làm cho trẻ chậm nói mà ít ông bố bà mẹ nào có thể ngờ đến.
Trẻ có vấn đề về thính lực
Các vấn đề về thính giác như viêm tai giữa mạn tính, nhiễm trùng mạn tính, khiếm thính,… cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ. Các chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra thính giác của trẻ bất cứ khi nào có vấn đề về giọng nói, bởi khi khó nghe, trẻ sẽ không thể nghe, hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ như bình thường.
Trẻ gặp phải các vấn đề thần kinh
Một số rối loạn thần kinh có thể ảnh hưởng đến các cơ vận động điều chỉnh lời nói như bại não, chấn thương sọ não, loạn dưỡng cơ bắp,… Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý và cho trẻ đi khám nếu nhận thấy con có những biểu hiện bất thường như chậm nói, chậm khả năng vận động, nhận thức kém,…
Trẻ tự kỷ chậm nói
Chậm nói là một trong những dấu hiệu của chứng rối loạn phổ tự kỷ – một rối loạn phát triển ngày càng phổ biến ở trẻ em. Khi thấy trẻ có một số biểu hiện sau đây, cha mẹ cần hết sức lưu ý: Trẻ có hành vi lặp đi lặp lại, khả năng giao tiếp kém, tương tác xã hội bị suy giảm, thích ở một mình,…
6 giải pháp từ chuyên gia dành cho trẻ chậm nói
Chậm nói gây cản trở quá trình giao tiếp, tương tác xã hội, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Do đó, việc can thiệp để giúp trẻ nhanh nói cần được thực hiện sớm nhất có thể. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ đang dùng các mẹo dân gian giúp con nhanh nói như mẹo chữa chậm nói cho con bằng đậu đỏ hoặc cho trẻ con cầm lược để chữa chậm nói là hoàn toàn sai lầm. Theo các chuyên gia, việc can thiệp giúp con nhanh biết nói hơn cần đến các giải pháp khoa học chứ không phải là những biện pháp dân gian vô căn cứ.
Dưới đây là 6 biện pháp cho trẻ chậm nói được chuyên gia đánh giá cao.
Đưa trẻ đi khám chuyên khoa
Trẻ chậm nói nên được đưa đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn. Tại đây, bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi về khả năng nói cũng như các cột mốc phát triển khác của trẻ. Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra miệng, vòm miệng và lưỡi, thính giác của bé và các kiểm tra khác để xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Từ đó sẽ đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp nhất.
Cách tương tác với trẻ chậm nói
Cố gắng dành thật nhiều thời gian tương tác cùng bé chính là cách dạy con chậm nói hiệu quả nhất. Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện, tương tác với trẻ. Có thể là đọc sách, kể chuyện, hát cho bé nghe, cùng chơi đồ chơi với bé,… Ngoài ra, bạn hãy áp dụng các tình huống hàng ngày khi giao tiếp với bé, vừa nói tên vừa chỉ vào các đồ vật tương ứng để giúp bé hình thành nhận thức về cả hình ảnh và ngôn ngữ về đồ vật đó.
Sử dụng đồ chơi cho trẻ chậm nói
Mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ các hình ảnh thực tế hoặc các thẻ học như động vật, đồ dùng,… và dạy bé bằng cách chỉ vào hình ảnh và nói tên, đây là cách giúp bé học từ vựng và phát âm hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo ra các đồ chơi từ thùng carton như ngôi nhà, hầm bí mật,… và cùng vui đùa với bé để kích thích con giao tiếp, thể hiện bằng lời nói nhiều hơn. Ví dụ như bé sẽ nói “chạy ngay”, “chơi”,…
Tạo môi trường khuyến khích bé học nói
Cho trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh, bạn bè đồng trang lứa ở lớp học, khu vui chơi cũng là một biện pháp để cải thiện tình trạng chậm nói. Ở môi trường có nhiều trẻ con, bé sẽ dễ dàng hòa nhập và kích thích sự thể hiện mong muốn ở bé.
Lớp dạy trẻ chậm nói
Với những trường hợp trẻ chậm nói mức độ nghiêm trọng, hoặc cha mẹ quá bận rộn và không thể dành cho con nhiều thời gian, thì bạn có thể tìm đến các lớp dạy trẻ chậm nói hoặc mời giáo viên dạy trẻ chậm nói tại nhà để hỗ trợ.
Bổ sung Omega 3, Omega 6 từ thực vật cho trẻ chậm nói
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của Omega 3, Omega 6 từ thực vật đối với sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Đây là những dưỡng chất cần thiết cho tế bào thần kinh và hiện diện ở nồng độ cao trong hệ thống thần kinh trung ương, chiếm hơn 30% lipid có trong não và trong nón que của võng mạc. Thêm vào đó, chất ALA trong Omega 3 từ động vật còn giúp trẻ tăng khả năng tập trung, tăng khả năng phản xạ với thông tin nhận được. Nhờ đó, giúp bé bắt chước người lớn nói tốt hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung 2 acid béo này cho trẻ càng sớm càng tốt, nhất là trẻ chậm nói bởi đây là giai đoạn các khớp thần kinh phát triển mạnh mẽ nhất, kích thước của não bộ cũng tăng lên rõ rệt. Do đó, việc bổ sung các dưỡng chất cho não bộ lúc này sẽ giúp cải thiện sự phát triển não bộ, tăng cường nhận thức, khả năng ngôn ngữ và trí thông minh.
Một sản phẩm được đánh giá cao bởi giới chuyên môn trong việc bổ sung Omega 3, Omega 6 cho trẻ đó là TPBVSK Fitobimbi Omega Junior. TPBVSK Fitobimbi Omega Junior được nhập khẩu nguyên hộp từ Italy, được sản xuất bởi Công ty Pharmalife Research (Italy) – đơn vị dược phẩm hàng đầu với kinh nghiệm hơn 20 trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ thảo dược.
Hiện nay, Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Fitobimbi Omega Junior đang là sản phẩm duy nhất trên thị trường bổ sung Omega 3, Omega 6 có nguồn gốc từ thực vật, không chỉ an toàn cho trẻ mà còn không có vị tanh, không gây khó uống. Hơn nữa, sản phẩm sở hữu tỷ lệ hoàn hảo giữa Omega 6/Omega 3 là 4:1 – giúp tối ưu sự hấp thu acid béo “tốt” vào não bộ, giảm cholesterol trong màng tế bào thần kinh và kích thích sự phát triển của các vùng não. Điều đặc biệt, Fitobimbi Omega Junior được dùng cho trẻ sơ sinh từ 1 ngày tuổi.
Sản phẩm TPBVSK Fitobimbi Omega Junior chính là sự lựa chọn hàng đầu cho các mẹ nhờ nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Được chiết xuất từ Dầu hạt Lý Chua Đen – là Omega thực vật duy nhất trên thị trường hiện nay.
- Thành phần từ 100% thảo dược tự nhiên, đạt chứng nhận IVEGEN, không chứa bất cứ thành phần nào có nguồn gốc từ động vật. Nhờ đó loại bỏ nguy cơ ngộ độc thủy ngân, kim loại nặng.
- Bên cạnh đó, sản phẩm cũng đáp ứng được những tiêu chuẩn cao nhất tại châu Âu về chất lượng và mức độ an toàn như chứng nhận GACCP, Non GMO, CGMP, ISO…
- Sản phẩm Fitobimbi Omega Junior không chứa Gluten, không chứa Lactose, hoàn toàn không có độc tố nên an toàn tuyệt đối cho trẻ ngay từ 1 ngày tuổi, mà không gây bất cứ lo ngại nào về tác dụng phụ nguy hiểm.
- Dạng siro nhỏ giọt rất tiện dụng, có thể dùng trực tiếp hoặc pha với sữa.
Từ khi có mặt tại Việt Nam, TPBVSK Fitobimbi Omega Junior đã được các bác sĩ đánh giá rất tốt, được dùng tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Từ Dũ,… Một khảo sát được thực hiện trên 100 khách hàng cho thấy 95% hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả sản phẩm.
“Trong 1 lần tình cờ hỏi bạn bè giới thiệu, mình biết đến sản phẩm TPBVSK Fitobimbi Omega Junior. Mình đã tham khảo và tìm hiểu về sản phẩm qua nhiều kênh thông tin facebook, hội nhóm của các bà mẹ, mình thấy phản hồi của mọi người rất tốt nên đã mua về cho con dùng thử. Thật sự là bé đã có những biểu hiện khác hẳn. Bé đã nói được một vài từ, đi lại, nói năng nhanh nhẹn hơn rất nhiều, cả nhà đều mừng rỡ. Mình cũng trút được gánh nặng tâm lý lo lắng cho tương lai của con sau này” – Tâm sự của chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (quận Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh) có con chậm nói.
Cũng như chị Tuyền, đã có rất nhiều bà mẹ có con chậm nói trên khắp Việt Nam đã tìm ra giải pháp cực kì tin cậy cho con mình với TPBVSK Omega Junior của Fitobimbi.
Trẻ chậm nói không thể cải thiện sau ngày một ngày hai nhưng những gì tốt nhất cha mẹ đem lại cho bé sẽ được đền đáp xứng đáng. Cha mẹ hãy đồng hành, sát cánh bên con để giúp con phát triển một cách tốt nhất. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về tình trạng chậm nói ở trẻ, mẹ hãy gọi ngay đến hotline 0976807722 để được chuyên gia tư vấn nhé!