Chậm nói là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn trẻ phải nghỉ dài ngày ở nhà và không được đến trường như hiện nay. Tuy nhiên, theo khoa Sức khỏe và Đời sống trẻ em, ĐH Edinburgh, Anh nếu trẻ chậm nói không được can thiệp kịp thời có thể gây ra những bất lợi về lâu dài, ảnh hưởng xấu đến ngôn ngữ, nhận thức, kết quả học tập, hành vi và sức khỏe tâm thần của trẻ.
Vậy, chậm nói ảnh hưởng đến trẻ thế nào? Mẹ phải làm gì khi trẻ chậm nói?
Trẻ chậm nói tăng lên do không được đến trường dài ngày
Theo UNICEF, trên toàn cầu hơn 1,6 tỷ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục do ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa. Hiệp Hội Y học Thiên Tai và Y tế Công cộng trong 1 khảo sát gần đây cũng cho biết: một phần ba trẻ bị hội chứng rối loạn căng thẳng như tăng động giảm chú ý, đặc biệt tình trạng chậm nói liên tiếp tăng lên. Con số này cao hơn nhiều con số đã được hệ thống Y tế của Đại học Michigan, Hoa Kỳ công bố trước đó (trước đây chỉ có 5% – 10% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo bị chậm nói).
Theo thạc sĩ tâm lý giáo dục Nguyễn Văn Hòa, giám đốc một trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục tại Hà Nội, hiện nay, mỗi ngày có khoảng 70 phụ huynh gọi điện tư vấn thì nhóm trẻ chậm nói có nguy cơ gia tăng đột biến. Đa phần trẻ chậm nói rơi vào độ tuổi trung bình 15-32 tháng. Nhiều trẻ đã 2 tuổi mới chỉ nói được 1 từ, một số khác có biểu hiện thoái triển ngôn ngữ do giãn cách xã hội, trẻ không được đến trường và tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử. Chính những “bảo mẫu bất đắc dĩ” này có thể liên quan đến khoảng 50% nguy cơ chậm nói và ít giao tiếp ở trẻ theo nghiên cứu của TS. Heuvel, BV Nhi, Canada.
Thực tế trong 3 năm đầu đời, trẻ đã đạt trên 50% những kỹ năng nền móng căn bản của cuộc đời. Do đó, nếu bé chậm nói mà không được can thiệp kịp thời, có thể dẫn tới những hệ lụy không ngờ.
Trẻ được xác định chậm nói khi:
Trẻ 4-6 tháng tuổi: Không phát ra âm ngữ ví dụ âm thanh gừ gừ, a, e,…
8 tháng: Không biết bắt chước cử động môi để tạo ra âm ngữ giống người đối diện
12 tháng: Không biết bắt chước những từ đơn (ba, bà, bi, đi, ơi, măm…)
15 tháng Không sai bảo được 1 số lệnh đơn giản, chưa biết nói bắt chước câu 2 từ,
20 tháng chưa hiểu được câu có 2 lệnh, chưa nói được câu 3 từ theo nghĩa tương tác 2 chiều
26 tháng chưa hiểu được câu chuyện trong truyện tranh, chưa gọi được tên mình, màu sắc, chưa đặt được câu hỏi “ở đâu”
32 tháng chưa hiểu được các hình huống vô lý, chưa biết dùng câu phủ định, chưa hỏi được nhiều, hát và đọc thơ
40 tháng chưa hiểu được logic của sự việc đơn giản, chưa biết chơi đóng vai vừa vào vai nhân vật này vừa vào vai nhân vật khác…
Trẻ chậm nói ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ: mẹ chớ chủ quan
Nghiên cứu năm 2011 của tác giả Maura R Mclaughlin – Trường Y thuộc Đại học Virginia, Hoa Kỳ cho biết: chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ làm gia tăng những khó khăn, hạn chế hơn năng lực đọc, viết, chú ý và đặc biệt là khả năng hòa nhập xã hội của trẻ.
Trước đó, Nghiên cứu năm 1987 về những trẻ 3 tuổi được chẩn đoán là chậm nói của PA Silva – Khoa Nhi và Sức khỏe Trẻ em, Trường Y Đại học Otago, Dunedin, New Zealand, hầu hết những đứa trẻ này đều có Chỉ số IQ và điểm đọc trung bình thấp hơn đáng kể so với các bạn. Sự khác biệt này kéo dài đến khi trẻ 7 tuổi và 9 tuổi. Thậm chí, chỉ số IQ thấp hơn hẳn đến tuổi 11. Thậm chí là gặp bất lợi nghiêm trọng về trí thông minh, khả năng đọc và kiểm soát hành vi sau này.
Điều đáng nói là cha mẹ đang thờ ơ trước dấu hiệu chậm nói của trẻ. Chị T.L.N (34 tuổi, Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết: “Lúc Thỏ được 16 tháng, con chỉ ê a hoặc muốn gì thì cầm tay bố mẹ để chỉ, rất là lười nói. Mình nghĩ đó là chuyện bình thường vì con vẫn rất hoạt bát, nhanh nhẹn, đến 2 tuổi con sẽ nói bình thường thôi. Nhưng đến 23 tháng, Thỏ vân vậy, mình mới tá hỏa, cho con đi khám. Bác sĩ chẩn đoán con bị chậm nói đơn thuần.Cái gì con cũng bị chậm hơn so với các bạn cùng lớp. Nếu được quay lại, mình chắc chắn sẽ để ý, can thiệp sớm hơn cho con”.
Theo Thạc sỹ Nguyễn Văn Hòa: “Không ít phụ huynh có tư tưởng như chị T.L.N, khi thấy con có biểu hiện chậm nói đều coi đó là chuyện bình thường, thậm chí con 18 tháng chưa nói được thì đợi đến 2 tuổi, kiểu gì cũng biết nói... Chính điều này đã làm lỡ mất giai đoạn vàng để can thiệp giúp các cháu”.
Trẻ chậm nói – Cha mẹ cần làm ngay 3 điều này
Nghiên cứu của Khoa Nhi, Bệnh viện và Trung tâm Nghiên cứu, Ấn Độ đã chỉ ra rằng, trẻ chậm nói nếu không được can thiệp sớm thì nó có thể kéo dài ở 40% – 60% trẻ và những trẻ này có nguy cơ cao mắc các vấn đề xã hội, cảm xúc, hành vi và nhận thức khi trưởng thành. Thế nhưng, nếu được hỗ trợ kịp thời thì 60% trẻ chậm nói sẽ bắt kịp tốc độ phát triển với các bạn cùng trang lứa. Để sớm hỗ trợ con, cha mẹ cần làm những điều sau:
Kiểm tra thắng lưỡi, tai và dấu hiệu sớm của tự kỷ
Trẻ chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính chất tạm thời, nhưng cũng có khi nó là dấu hiệu báo động cho những vấn đề nghiêm trọng như: mất thính lực, dính thắng lưỡi, chậm phát triển, bệnh tự kỷ…
Vì thế, nếu thấy trẻ có một số biểu hiện bất thường này thì cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ:
- Không phản ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé được 2-7 tháng tuổi
- Không bập bẹ lúc 8 tháng
- Trẻ không biết nói bất kì một từ nào khi 12 tháng
- Trẻ chưa thể nói được 6 từ ngữ bất kỳ khi 18 tháng
- Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi
- Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi…
Tăng thời gian giao tiếp tích cực với trẻ
Dù nguyên nhân chậm nói ở trẻ là bệnh lý, tâm lý hay chỉ là chậm nói đơn thuần thì việc tăng cường tương tác với trẻ luôn cần thiết. Vì thông qua tương tác trẻ có thể bắt chước, sao chép lại những hành động mà cha mẹ làm. Đối với trẻ, bắt chước chính là chìa khóa để phát triển, giúp não tăng khả năng phân tích, tư duy và phản biện.
Tùy vào độ tuổi của con mà cha mẹ có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, có thể áp dụng 2 cách sau:
– Nói đuổi: Mẹ có thể sử dụng 1 đồ vật hoặc hình ảnh, sau đó gọi tên rồi chờ trẻ lặp lại, đến khi trẻ lặp lại được thì mới chuyển sang đồ vật khác
Ví dụ: Từ “con vịt” mẹ đọc chậm rãi để trẻ nói theo. Nếu bé chưa nói được từ ghép, có thể cho bé nói từng từ, khi bé đã nói được từ đơn thì cho bé ghép từ
– Hỏi và đợi cho trẻ có cơ hội để trả lời, hoặc phản biện
Để lại SĐT nhận tư vấn miễn phí về cách khắc phục tình trạng Chậm nói từ Chuyên gia Bác sĩ
Ví dụ:
Mẹ hỏi: quả bóng này màu gì? – Đỏ.
Hình như là màu vàng chứ? – Đỏ
Con thích màu đỏ không? – Có.
Màu đỏ có ở những vật gì? – Áo, giày, quần… (2 mẹ con cùng nhau liệt kê các đồ vật có màu đỏ)
Sau đó mở rộng câu hỏi đến các vấn đề xung quanh và tiếp tục cuộc trò chuyện
Mục đích của những phương pháp tăng cường giao tiếp đều phải có sự phản hồi, hưởng ứng trẻ mới được coi là thành công. Để làm được điều đó, cha mẹ cần hướng dẫn tỉ mỉ, nói chậm rãi từng từ một để con học theo và đặc biệt là phải thật kiên nhẫn.
Bổ sung omega thực vật cho trẻ
Não bộ là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, trong đó có suy nghĩ, trí nhớ và lời nói. Do đó, tính hoàn thiện về cấu trúc và chức năng não bộ đóng vai trò quan trọng trong việc học tập và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Theo báo cáo tổng hợp từ 18 thử nghiệm lâm sàng của nhóm chuyên gia Anh, Tây Ba Nha và Hà Lan, dẫn đầu là TS. Campoy chứng minh omega 3 giúp hình thành cấu trúc và phát triển các tế bào thần kinh, giúp bé xây dựng các kỹ năng cho não bộ, đặc biệt là khả năng “nhận thức – tư duy”, tăng khả năng học hỏi, ghi nhớ, đánh giá.
Nói về omega 3, TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Omega 3 giúp kích thích sự phát triển của các nơron thần kinh, làm cho các tế bào thần kinh phản xạ nhanh và chính xác với các thông tin thu được, giúp bé ghi nhớ tốt, tăng khả năng bắt chước, tăng khả năng phối hợp vận động cơ miệng, nhanh biết nói. Đặc biệt, omega 3 từ thực vật có ALA, khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành DHA, ngoài tác dụng tốt cho não, thì còn có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Ngoài omega 3, nghiên cứu của TS. Johnson, ĐH Goteborg, Thụy Điển, cho biết: chất béo omega 6 đóng góp vào quá trình nhận thức của não bộ, đặc biệt liên quan đến khả năng biết chữ, biết đọc ở trẻ.
Nghiên cứu của các bác sĩ Nhi khoa thuộc Viện Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Toàn quốc, Hoa Kỳ năm 2017 cũng chỉ ra: bổ sung omega 3 và omega 6 giúp phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
Hiện nay, trên thế giới, đã có loại omega thực vật dạng nhỏ giọt tiện lợi, dùng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi, giúp phát triển và tăng cường chức năng não bộ, hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ được các mẹ tin dùng. Ví dụ như sản phẩm Fitobimbi Omega Junior của Italy.
Fitobimbi Omega Junior cung cấp omega 3 và omega 6 từ dầu hạt Lý chua đen với tỷ lệ omega 6: omega 3 là 4:1 – theo TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Israel đây là tỷ lệ lý tưởng, giúp tối ưu hấp thu DHA và ALA trong não. Cung cấp nguyên liệu xây dựng và phát triển chức năng não bộ.
Xem thêm: Trẻ chậm nói: Tất tần tật những thông tin mà BỐ MẸ CẦN BIẾT
Rất nhiều chuyên gia đầu ngành đã tin dùng sản phẩm
Sản phẩm được bào chế 100% từ thảo dược chuẩn hóa châu Âu (không gluten, không lactose), dạng dịch chiết đậm đặc, tính đồng đều cao, ổn định hàm lượng dược chất, đạt các chứng nhận cGMP. ISO 22000, Ivegan… của FDA Hoa Kỳ.
Omega Junior không tanh, không vị, dễ dung nạp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dạng nhỏ giọt tiện lợi, dễ định lượng, mẹ có thể hòa cùng nước uống hoặc thức ăn cho bé.
Rất nhiều các mẹ bỉm sữa đã tin dùng sản phẩm
Sản phẩm được sản xuất bởi Pharmalife Research – công ty Dược uy tín tại Italy với hơn 20 năm phát triển, được phân phối trên 60 quốc gia và nhập khẩu nguyên hộp về Việt Nam. Cha mẹ dễ dàng tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc, các shop mẹ và bé trên toàn quốc.
Thông tin cho bạn đọc:
Fitobimbi Omega Junior được bán tại các nhà thuốc, chuỗi cửa hàng mẹ và bé trên toàn quốc.
Facebook: https://www.facebook.com/sirothaoduocitalia
Tổng đài tư vấn: 0976 807 722
Đặc biệt, từ 1/4 – 28/4/2022, khi mua 1 sản phẩm Fitobimbi Omega Junior, các mẹ sẽ nhận được 1 bộ thẻ Flashcard dạy trẻ thông minh sớm trị giá 145.000 đồng. Chương trình khuyến mãi có tổng giá trị lên tới trên 3,6 tỷ đồng, áp dụng tại các nhà thuốc, chuỗi cửa hàng mẹ và bé, trang thương mại điện tử và kênh online của nhãn hàng Fitobimbi. Phần quà có số lượng giới hạn, các mẹ hãy tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY.