Trẻ sinh non phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ về sức khỏe, thậm chí tử vong sau sinh hoặc nhiều năm đầu sau sinh. Tùy thuộc vào mức độ sinh non và thể trạng của trẻ sau sinh, vấn đề sức khỏe có mà trẻ gặp phải sẽ khác nhau.
Các vấn đề về hệ hô hấp
Trẻ sinh non thiếu tháng thường mắc các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp. Bởi hệ hô hấp của trẻ sinh non thiếu tháng chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ có thể bị khó thở, suy hô hấp, thậm chí trẻ gặp cơn ngừng thở kéo dài 20 giây hoặc nhiều hơn trong vài ngày đầu sau sinh. Các vấn đề này thường gặp ở trẻ sinh non dưới 34 tuần.
Bên cạnh đó, trẻ sinh non dễ mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như rối loạn hệ hô hấp mãn tính, dẫn đến tình trạng tử vong cao.
Trẻ sinh non dưới 32 tuần phải thở bằng máy bởi chức năng phổi chưa hoàn thiện, có thể mắc loạn sản phế quản phổi. Loạn sản phế quản phổi ở trẻ sinh non rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao do tăng áp lực động mạch phổi dẫn đến xơ phổi, xẹp phổi và cuối cùng gây nhiễm trùng nặng.
Huyết áp thấp
Mạch máu của trẻ sinh non còn khá yếu, không đủ khả năng duy trì lượng máu thông thường, ổn định quá trình lưu thông máu. Chính vì vậy, trẻ sinh non thiếu tháng có thể bị huyết áp thấp gây ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch sau này.
Rối loạn tiêu hóa
Một trong những vấn đề mà trẻ sinh non thiếu tháng thường gặp phải đó là rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của trẻ sinh non còn yếu, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột hoại tử, đặc biệt là trẻ sinh non không được nuôi bằng sữa mẹ.
Các rối loạn máu
Các tế bào máu của trẻ sinh non thiếu tháng còn rất yếu, dễ gây nên tình trạng rối loạn máu như: thiếu máu, vàng da, nhiễm trùng máu… do vậy, các tế bào máu của trẻ còn yếu do chưa phát triển đầy đủ.
Hệ miễn dịch yếu
Hệ miễn dịch yếu chính là nguyên nhân khiến trẻ sinh non thiếu tháng hay bị đau ốm, khó hồi phục sức khỏe. Trẻ sinh càng thiếu tháng, hệ miễn dịch càng chưa đủ thời gian để hoàn thiện, trẻ có thể mắc rất nhiều bệnh và dễ bị lây bệnh từ môi trường xung quanh.
Chuyển hóa bất thường
Trẻ sinh non thiếu tháng có chậm phát triển không? Rất khó có thể trả lời chính xác câu hỏi này. Tốc độ phát triển còn phụ thuộc vào thể trạng của từng trẻ, tuy nhiên nhìn chung trẻ sinh non có tốc độ chuyển hóa chậm khiến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị cản trở, dễ sản sinh ra các hormone bất thường.
Có vấn đề về thị lực và thính lực
Trẻ sinh non thiếu tháng có thể bị rối loạn thị lực và thính lực. Chính vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định kiểm tra khả năng nghe và quan sát của trẻ sinh non ngay từ những ngày đầu sau sinh để có được biện pháp can thiệp kịp thời.
Trẻ sinh non dưới 30 tuần hoặc có cân nặng dưới 1,5kg sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý võng mạc cao hơn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến mù lòa.
Trẻ sinh non có nguy cơ bị rối loạn về thị lực và thính lực cao bởi những cơ quan này chưa phát triển hoàn thiện. Các bậc cha mẹ cần kiểm tra trong những ngày đầu để có thể can thiệp.
Trẻ bị bại não
Một trong những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng mà trẻ sinh non có nguy cơ phải đối mặt đó là bại não. Đây là hiện tượng rối loạn thần kinh gây suy yếu cơ, hạn chế trẻ cử động bình thường.
Nguyên nhân dẫn đến bại não ở trẻ sinh non là do quá trình lưu thông máu bất thường và hệ thần kinh phát triển chậm.
Trẻ sinh non dưới 30 tuần cần được theo dõi sát sao trong những ngày đầu sau sinh bởi có thể trẻ sẽ bị xuất huyết não dẫn đến tử vong.
Rối loạn hành vi
Hệ thần kinh phát triển chậm cũng gây ra những rối loạn hành vi ở trẻ sinh non thiếu tháng như: trẻ bị tăng động, nhận thức kém, chậm nói…
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu y khoa đã phát hiện ra trẻ sinh non thiếu tháng có nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn những trẻ sinh đủ tháng. Hay thậm chí, nguy cơ này sẽ cao gấp 3 lần với trẻ sinh non từ 24-27 tuần.
Fitobimbi Omega Junior – Hỗ trợ mẹ chăm con sinh non
Để giảm nguy cơ mắc những vấn đề sức khỏe ở trẻ sinh non thiếu tháng nêu trên, các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ cẩn thận, nuôi con bằng sữa mẹ, tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh. Đưa trẻ đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ và tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đồng thời bổ sung Omega 3 cho bé, nên chọn sản phẩm an toàn cho trẻ sinh non. Hiện nay, Fitobimbi Omega Junior nhập khẩu trực tiếp từ Italia, dùng được cho trẻ ở mọi lứa tuổi: trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ đang trong độ tuổi phát triển, cần tăng cường sức khỏe…
Đặc biệt là trẻ tư duy chậm phát triển; mắc các bệnh như động kinh, tự kỷ, tăng động, chậm phát triển trí tuệ…
Các mẹ nên dùng Omega Junior cho con càng sớm càng tốt bởi 3 năm đầu đời là giai đoạn vàng hoàn thiện hệ thống cơ quan quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là trí não.
Đặc biệt, tỷ lệ Omega 6: Omega 3 trong Omega Junior là 4:1. Đây được xem là tỷ lệ vàng giúp cải thiện chức năng não bộ, tối ưu hấp thu DHA và AA trong não; giảm nguy cơ mắc các bệnh thường gặp ở trẻ em như hen suyễn, động kinh, rối loạn tăng động giảm chú ý.
Rõ ràng, với tác động đa chiều, chúng ta có thể thấy Omega Junior đã có một sự ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển trí não, khả năng miễn dịch cũng như tăng cường thị lực cho trẻ rất tốt.
Tất cả những ưu điểm này đã tạo nên một lợi thế cho sản phẩm Omega Junior để trở thành “bảo bối” của hàng triệu bà mẹ thông thái, giúp tạo nền tảng ban đầu cho con phát triển vượt trội trong tương lai.
Tóm lại, vấn đề chăm sóc trẻ sinh non ngay sau khi ra đời và những ngày đầu sau sinh cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ sau này. Nếu trẻ được chăm sóc tốt, điều trị hiệu quả các vấn đề sau sinh thì khả năng sức khỏe ổn định, phát triển khỏe.
Nguồn bài viết: https://thongminhmatsang.com